Trộm cắp điện có phải hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện? Trộm cắp điện bị phạt tiền như thế nào?
Trộm cắp điện có phải hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
1. Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
2. Trộm cắp điện.
3. Trộm cắp phương tiện, trang thiết bị điện.
4. Phá hoại phương tiện, trang thiết bị điện, công trình điện lực.
5. Sử dụng phương tiện, thiết bị, chất gây cháy, nổ, ăn mòn và hành vi khác làm hư hỏng, gây sự cố công trình điện lực.
6. Đóng điện, cắt điện trái quy định của pháp luật.
7. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình điện lực, an toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
8. Trồng cây, khoan, đào, đắp, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, neo đậu tàu, thuyền, xả nước thải, chất ăn mòn, thả diều, vật bay và các hoạt động khác vi phạm quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực.
9. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật này.
10. Cung cấp thông tin không chính xác, thiếu minh bạch xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trộm cắp điện được xem là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Trộm cắp điện có phải hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện? Trộm cắp điện bị phạt tiền như thế nào? (Hình từ Internet)
Trộm cắp điện bị phạt tiền như thế nào?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có quy định về mức phạt đối với trường hợp trộm cắp điện như sau:
Vi phạm các quy định về sử dụng điện
...
8. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:
a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
9. Khi phát hiện hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 8 Điều này.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 8 và khoản 9 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
...
Cùng với đó, căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.”
Theo đó, hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền, cụ thể như sau:
(1) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1.000.000 đồng;
(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, hành vi trộm cắp điện ngoài việc bị phạt tiền sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Lưu ý: Đối với hành vi trộm cắp điện mà bị phạt hiện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 để xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Theo đó, trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực được pháp luật quy định bao gồm:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện lực trong phạm vi cả nước.
(2) Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện lực.
(3) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về điện lực theo quy định của Luật Điện lực 2024 và phân công của Chính phủ.
(4) Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về điện lực tại địa phương.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan công đoàn các cấp? Tiêu chuẩn chung về chính trị tư tưởng đối với chức danh lãnh đạo, quản lý?
- Tội lừa dối khách hàng theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt là bao nhiêu năm tù?
- Thường trực Hội đồng nhân dân là gì? Nhiệm vụ quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân là gì?
- Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt là bao nhiêu năm tù?
- Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng mấy lần? Nội dung nào phải được UBND thảo luận và quyết định?