Chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan công đoàn các cấp? Tiêu chuẩn chung về chính trị tư tưởng đối với chức danh lãnh đạo, quản lý?
Chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan công đoàn các cấp bao gồm những gì theo Quyết định 2860?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-TLĐ năm 2025 quy định các chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan công đoàn các cấp bao gồm:
(1) Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bao gồm: Trưởng ban và phó trưởng ban, trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương;
(2) Cơ quan công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương, bao gồm: Trưởng ban, phó trưởng ban và tương đương;
(3) Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trong hệ thống công đoàn thuộc đối tượng thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và tiêu chuẩn, danh mục vị trí việc làm do đơn vị xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Lưu ý: Các chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan công đoàn các cấp nêu trên trên không bao gồm các đối tượng sau đây:
- Người quản lý doanh nghiệp do Công đoàn Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn của Công đoàn Việt Nam tại doanh nghiệp, thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và Quy định của Tổng Liên đoàn về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp.
- Cán bộ công đoàn trong lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của Bộ Công an và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
(Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-TLĐ năm 2025)
Các chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan công đoàn các cấp? Tiêu chuẩn chung về chính trị tư tưởng đối với chức danh lãnh đạo, quản lý? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung về chính trị tư tưởng đối với chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan công đoàn các cấp?
Tiêu chuẩn chung về chính trị tư tưởng đối với chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan công đoàn các cấp được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-TLĐ năm 2025 như sau:
- Tuyệt đối trung thành với lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng;
Đảm bảo tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
- Lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trong bất cứ tình huống nào, kiên quyết đấu tranh bảo vệ cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước;
Có tinh thần yêu nước, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, đoàn viên công đoàn, người lao động và tổ chức công đoàn lên trên lợi ích cá nhân.
- Chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Kiên quyết đấu tranh, phê phán mọi hành vi né tránh, đùn đẩy, hoặc có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, không dám làm. Thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín.
Phó chủ tịch công đoàn cơ sở là cán bộ công đoàn chuyên trách phải có trình độ chuyên môn thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-TLĐ năm 2025 quy định như sau:
Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp cơ sở
...
2. Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp cơ sở
a) Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn: Nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của ban chấp hành.
b) Có khả năng cụ thể hóa chương trình, nghị quyết, kế hoạch của công đoàn cấp trên để triển khai thực hiện tại cơ sở; có năng lực tập hợp, thu hút người lao động.
c) Có kỹ năng đối thoại, thương lượng; có bản lĩnh, hiểu biết đặc điểm tình hình của đơn vị, doanh nghiệp, có khả năng phối hợp tốt với người sử dụng lao động trong tổ chức triển khai các hoạt động của công đoàn cơ sở;
d) Đã tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vị trí cán bộ tổ công đoàn trở lên hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất. Đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở là cán bộ công đoàn chuyên trách phải có trình độ chuyên môn đại học trở lên.
Như vậy, phó chủ tịch công đoàn cơ sở là cán bộ công đoàn chuyên trách phải có trình độ chuyên môn đại học trở lên.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chí xác định công chức viên chức phải nghỉ việc khi sắp xếp tinh gọn bộ máy theo Công văn 1767 thế nào?
- Quy định ưu đãi về nhà ở đối với thân nhân liệt sĩ mới nhất? Thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ gì về nhà ở xã hội?
- 6 Thao tác lập luận trong văn nghị luận là gì? Yêu cầu năng lực văn học cần đạt ở cấp trung học cơ sở là gì?
- Hệ sinh thái rừng được hiểu như thế nào? Quy trình kỹ thuật kiểm kê và quan trắc hệ sinh thái rừng được quy định ra sao?
- Các hạng mục làm căn cứ xác định chi phí phải hoàn trả trong điều tra về khoáng sản được thống kê khối lượng như thế nào?