Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt là bao nhiêu năm tù?
Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt là bao nhiêu năm tù?
>> Sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng đi tù mấy năm?
>> Sorbitol là chất gì? Sorbitol thực phẩm là gì? Sorbitol công dụng
>> Quảng cáo sai sự thật theo Điều 197 Bộ luật hình sự 2015 phạt tù bao nhiêu năm?
>> Tổng hợp mức phạt tù Điều 193 và Điều 198 tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng
Căn cứ quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Hiện nay, tội "Sản xuất hàng giả là thực phẩm" được quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, theo đó, khung hình phạt của tội sản xuất hàng giả là thực phẩm gồm có như sau:
- Khung 1: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
- Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Buôn bán qua biên giới;
+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
- Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
+ Làm chết 02 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
*Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, thì bị phạt như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt là bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)
Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 có thể được hưởng án treo không?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (được sửa đổi bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) nếu đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau thì người phạm tội sản xuất hàng giả là thực phẩm theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được hưởng án treo:
- Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
- Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.
- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.
Trường hợp nào người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Khi có quyết định đại xá.
Ngoài 02 trường hợp được miễn nêu trên. người phạm tội còn có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra viên Công an nhân dân bị miễn nhiệm trong trường hợp nào cần trả lại đồng phục thanh tra?
- Công ty mẹ điều người lao động qua công ty con làm việc thì trợ cấp thôi việc do công ty nào chi trả?
- Dàn ý bài văn tả người Tiếng Việt lớp 5? Mẫu bài văn tả người Tiếng Việt lớp 5 cập nhật mới nhất?
- Dự án nhiệt điện khí muốn xác định sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn thì phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
- 10 Mẫu viết đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất 10 câu? Yêu cầu cần đạt khi viết đoạn văn ngắn của học sinh lớp 3?