Trợ lý biên đạo tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện được hưởng thù lao hay mức nhuận bút như thế nào?
- Biên đạo tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện được trả nhuận bút theo khung nhuận bút như thế nào?
- Nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn đối với biên đạo tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện như thế nào?
- Trợ lý biên đạo múa cho tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện được hưởng thù lao hay mức nhuận bút như thế nào?
- Việc xác định mức nhuận bút, thù lao đối với biên đạo, trợ lý biên đạo tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện căn cứ vào đâu?
Biên đạo tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện được trả nhuận bút theo khung nhuận bút như thế nào?
Nhuận bút được hiểu là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP.
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao đối với tiết mục múa có tình tiết, cốt truyện; thơ múa nhỏ như sau:
Nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao
...
3. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm múa căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
...
b) Tiết mục múa có tình tiết, cốt truyện; thơ múa nhỏ (tác phẩm múa dành cho 4 người biểu diễn trở lên)
Theo khung nhuận bút được quy định cụ thể trên, biên đạo tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện được trả 10,5 - 15,2 mức lương cơ sở với tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện từ 4 đến 8 phút. Và từ 17,1 - 23,8 mức lương cơ sở với tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện từ 9 đến 15 phút.
Nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn đối với biên đạo tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
Bên sử dụng tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thanh toán mức nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn.
Tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn như sau:
Nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn
Nhuận bút, thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn được chi trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
...
2. Đối với cuộc biểu diễn tác phẩm múa thuộc thể loại, quy mô được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này:
a) Biên đạo múa hưởng từ 4,00% đến 6,00% doanh thu;
b) Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) hưởng từ 1,00% đến 1,50% doanh thu;
c) Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) hưởng từ 4,00% đến 6,00% doanh thu;
d) Họa sĩ (bao gồm thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ) hưởng từ 1,00% đến 2,00% doanh thu.
...
Theo đó, đối với cuộc biểu diễn tác phẩm múa thì nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn được quy định cụ thể trên.
Trong đó, biên đạo múa đối với tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện được hưởng nhuận bút từ 4,00% đến 6,00% doanh thu.
Trợ lý biên đạo múa cho tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện được hưởng thù lao hay mức nhuận bút như thế nào? (Hình từ Internet)
Trợ lý biên đạo múa cho tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện được hưởng thù lao hay mức nhuận bút như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 12 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
...
6. Trợ lý biên đạo múa, trợ lý đạo diễn, trợ lý chỉ huy dàn nhạc cho tác phẩm sân khấu, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm múa và chương trình nghệ thuật ca múa nhạc tổng hợp hưởng thù lao bằng 20% mức nhuận bút của biên đạo múa, đạo diễn, chỉ huy dàn nhạc của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
Theo đó, trợ lý biên đạo múa cho tác phẩm múa có tình tiết và cốt truyện hưởng thù lao bằng 20% mức nhuận bút của biên đạo múa của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
Việc xác định mức nhuận bút, thù lao đối với biên đạo, trợ lý biên đạo tiết mục múa có tình tiết và cốt truyện căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao
1. Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.
2. Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
3. Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.
...
Theo đó, mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?