Bên sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm Quốc gia phải trả nhuận bút cho tác giả của tác phẩm nhiếp ảnh đó như thế nào?
Nhuận bút đối với tác phẩm nhiếp ảnh được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP giải thích như sau:
Nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng.
Trong đó, tác phẩm nhiếp ảnh được quy định tại khoản 9 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 26/04/2023) như sau:
Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.
Như vậy, nhuận bút đối với tác phẩm nhiếp ảnh là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm nhiếp ảnhđược khai thác, sử dụng.
Trước đây, tại Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 26/04/2023) quy định về tác phẩm nhiếp ảnh như sau:
Tác phẩm nhiếp ảnh
Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.
Như vậy, nhuận bút đối với tác phẩm nhiếp ảnh là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh hay là bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm nhiếp ảnh được khai thác, sử dụng.
Bên sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm Quốc gia phải trả nhuận bút cho tác giả của tác phẩm nhiếp ảnh đó như thế nào? (Hình từ Internet)
Bên sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm Quốc gia phải trả nhuận bút cho tác giả của tác phẩm nhiếp ảnh đó như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút đối với tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được sử dụng để trưng bày, triển lãm như sau:
Nhuận bút đối với tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được sử dụng để trưng bày, triển lãm
1. Bên sử dụng tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm trả nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả như sau:
2. Trường hợp sử dụng tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm trong các hoạt động từ thiện, liên hoan, giao lưu hoặc các hoạt động khác không mang tính thương mại, mức nhuận bút do bên sử dụng thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Như vậy, tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.
Theo quy định trên, bên sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm Quốc gia thì trả nhuận bút cho tác giả từ 0,80 - 1,00 mức lương cơ sở.
Bên sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh trả nhuận bút cho tác giả tác phẩm đó phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao như sau:
Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao
1. Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.
2. Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
3. Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.
4. Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác.
5. Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.
6. Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bên sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh trả nhuận bút cho tác giả tác phẩm đó phải đảm bảo những nguyên tắc cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?