Trí tuệ nhân tạo là gì theo Thông tư 02? Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Khung năng lực số cho người học theo Thông tư 02?
Trí tuệ nhân tạo là gì theo Thông tư 02?
Căn cứ theo khoản 18 Điều 2 Thông tư 02/2025/TT-BGDĐT có định nghĩa về trí tuệ nhân tạo (AI) như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
16. Thông tin là dữ liệu đã được tổ chức, xử lý, hoặc phân tích để trở nên có ý nghĩa và có thể hiểu được và sử dụng để ra quyết định, giải quyết vấn đề hoặc truyền đạt ý tưởng.
17. Tri thức là sự hiểu biết, nhận thức và kinh nghiệm được tích lũy qua quá trình học hỏi, nghiên cứu và trải nghiệm.
18. Trí tuệ nhân tạo (viết tắt là AI) là việc phát triển các hệ thống máy móc có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trí tuệ con người như học tập, suy luận và giải quyết vấn đề.
19. Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative Artificial Intelligence hay còn gọi là Gen AI) là một lĩnh vực thuộc AI tập trung vào việc tạo ra dữ liệu mới, có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, hoặc video, mã nguồn lập trình dựa trên dữ liệu đầu vào đã được huấn luyện trước đó.
Theo đó, trí tuệ nhân tạo (viết tắt là AI) là việc phát triển các hệ thống máy móc có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trí tuệ con người như học tập, suy luận và giải quyết vấn đề.
Trí tuệ nhân tạo là gì theo Thông tư 02? Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Khung năng lực số cho người học theo Thông tư 02? (Hình từ Internet)
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Khung năng lực số cho người học theo Thông tư 02?
Căn cứ theo Mục A Khung năng lực số cho người học ban hành kèm theo Thông tư 02/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:
A. Cấu trúc Khung năng lực số cho người học
1. Khung năng lực số cho người học bao gồm 6 miền năng lực với 24 năng lực thành phần, được chia thành 4 trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo 8 bậc.
2. Khái quát các miền năng lực
(I) Khai thác dữ liệu và thông tin: Tập trung vào khả năng tìm kiếm, lọc, đánh giá và quản lý dữ liệu, thông tin, cũng như nội dung số; bao gồm các kỹ năng xác định nguồn thông tin đáng tin cậy, tổ chức dữ liệu một cách hiệu quả và sử dụng chúng để hỗ trợ ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề trong môi trường số.
(II) Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số: Nhấn mạnh khả năng sử dụng công nghệ số để tương tác, chia sẻ thông tin, làm việc nhóm và tham gia các cộng đồng trực tuyến; bao gồm các kỹ năng như giao tiếp hiệu quả qua các kênh số, tôn trọng đa dạng văn hóa, quản lý danh tính số và thúc đẩy hợp tác trong môi trường kỹ thuật số.
(III) Sáng tạo nội dung số: Tập trung vào khả năng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ nội dung số; bao gồm các kỹ năng như phát triển nội dung mới, áp dụng bản quyền và giấy phép, lập trình cơ bản và tích hợp kiến thức từ nhiều nguồn để tạo ra sản phẩm số phù hợp và sáng tạo.
(IV) An toàn: Tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu, thiết bị, sức khỏe và môi trường số; bao gồm các kỹ năng như bảo mật thông tin cá nhân, quản lý rủi ro mạng, sử dụng công nghệ số an toàn, bảo đảm sức khỏe tâm lý và thể chất khi tương tác trong môi trường số và thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường kỹ thuật số.
(V) Giải quyết vấn đề: Tập trung vào khả năng tư duy phản biện và sáng tạo để xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề trong môi trường số; bao gồm các kỹ năng như khắc phục sự cố kỹ thuật, học hỏi công nghệ mới, điều chỉnh nhu cầu số để đạt mục tiêu và sử dụng công nghệ để đổi mới hoặc giải quyết các thách thức thực tiễn.
(VI) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo: Tập trung vào việc hiểu, sử dụng và đánh giá các công cụ, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có đạo đức và trách nhiệm; gồm các kỹ năng như nhận biết cách AI hoạt động, áp dụng AI vào các nhiệm vụ thực tiễn, đánh giá tác động đạo đức và xã hội của AI và bảo đảm việc sử dụng AI một cách minh bạch, công bằng và có trách nhiệm.
Như vậy, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Khung năng lực số cho người học được thực hiện, cụ thể như sau:
- Tập trung vào việc hiểu, sử dụng và đánh giá các công cụ, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có đạo đức và trách nhiệm;
- Gồm các kỹ năng như nhận biết cách AI hoạt động, áp dụng AI vào các nhiệm vụ thực tiễn, đánh giá tác động đạo đức và xã hội của AI và bảo đảm việc sử dụng AI một cách minh bạch, công bằng và có trách nhiệm.
Khung năng lực số có phải làm cơ sở để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2025/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Mục đích sử dụng Khung năng lực số
1. Làm cơ sở để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng và phát triển chương trình giáo dục; xây dựng tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học.
2. Làm cơ sở để đánh giá yêu cầu, kết quả đạt được về năng lực số của người học trong các chương trình giáo dục; xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá, công nhận năng lực số của người học.
3. Bảo đảm tính thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học; làm cơ sở để đối sánh hoặc tham chiếu giữa các chương trình giáo dục, khung năng lực số.
Như vậy, Khung năng lực số có mục đích làm cơ sở để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định.
Bên cạnh đó, Khung năng lực số còn xây dựng và phát triển chương trình giáo dục; xây dựng tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thực hiện thủ tục tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2025 cấp trung ương ra sao?
- Những trường hợp nào phải phá dỡ chung cư? Thời hạn sử dụng nhà chung cư được quy định như thế nào?
- Mẫu phiếu đánh giá hồ sơ đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025 thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước thuộc cơ quan nào? 7 nhiệm vụ và quyền hạn về công tác quản lý thị trường?
- Hướng dẫn gia hạn nộp thuế theo Nghị định 81/2025/NĐ-CP và Nghị định 82/2025/NĐ-CP tại TPHCM chi tiết?