Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tạm đình chỉ thi hành toàn bộ Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán khi nào?
- Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tạm đình chỉ thi hành toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán khi nào?
- Mẫu Quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện Thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước mới nhất hiện nay?
- Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền gì khi áp dụng biện pháp khẩn cấp trong giải quyết khiếu nại kiểm toán?
Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tạm đình chỉ thi hành toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán khi nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN về trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp trong giải quyết khiếu nại kiểm toán như sau:
Trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp trong giải quyết khiếu nại kiểm toán
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thực hiện báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán, việc thành viên Đoàn kiểm toán không thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện hành vi bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục hoặc theo đề nghị của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét ra quyết định tạm đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán đó hoặc việc thực hiện báo cáo, thông báo và hành vi đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết.
...
Theo quy định trên, Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ xem xét ra quyết định tạm đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán hoặc việc thực hiện báo cáo, thông báo và hành vi đó nếu trong quá trình giải quyết khiếu nại, xét thấy:
(1) Việc thực hiện báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán, việc thành viên Đoàn kiểm toán không thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện hành vi bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục;
(2) Hoặc theo đề nghị của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Lưu ý: Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết.
Giải quyết khiếu nại kiểm toán (Hình từ Internet)
Mẫu Quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện Thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước mới nhất hiện nay?
Cũng tại Điều 6 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN về trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp trong giải quyết khiếu nại kiểm toán thì:
Theo đó, quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại (đối với khiếu nại về hành vi), người có quyền, nghĩa vụ liên quan theo Mẫu số 15/KN Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN.
Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó theo Mẫu số 16/KN Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN.
Tải mẫu Quyết định Về việc tạm đình chỉ việc thực hiện Thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước bị khiếu nại tại đây:
Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền gì khi áp dụng biện pháp khẩn cấp trong giải quyết khiếu nại kiểm toán?
Căn cứ theo Điều 15 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN về quyền và nghĩa vụ của Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Quyền:
a) Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm cơ sở giải quyết khiếu nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định;
c) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia giải quyết;
d) Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước;
đ) Thành lập Hội đồng kiểm toán để tham khảo ý kiến của Hội đồng kiểm toán theo quy định tại Điều 18 Luật Kiểm toán nhà nước khi xét thấy cần thiết (Mẫu số 13/KN).
2. Nghĩa vụ:
a) Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại;
b) Thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại;
c) Giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước và Quy định này;
d) Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Tổ chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
e) Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại, cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi Tòa án yêu cầu; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại đề nghị;
g) Ra quyết định giải quyết khiếu nại và công bố quyết định giải quyết khiếu nại;
h) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Theo quy định trên, Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?