Tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng: tội nào nặng hơn, chi tiết khung hình phạt của từng tội?
Tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng: tội nào nặng hơn, chi tiết khung hình phạt của từng tội?
Hiện tại, không có quy định vào giải thích cụ thể khái niệm sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản:
- Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra, chế tạo hoặc tái chế các sản phẩm có hình thức, nhãn mác, bao bì… giống hoặc tương tự như hàng thật của các thương hiệu, doanh nghiệp khác, nhằm lừa dối người tiêu dùng và thu lợi bất chính.
- Lừa dối khách hàng là hành vi của người bán hoặc người cung cấp dịch vụ dùng thủ đoạn gian dối trong việc cân, đo, đong, đếm hoặc chất lượng, chủng loại, số lượng, giá cả, xuất xứ... của hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm lừa gạt niềm tin của khách hàng.
Vậy, tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng: tội nào nặng hơn?
Căn cứ quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành (Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung) thì:
- Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015;
- Tội sản xuất hàng giả (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm) được quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)
Chi tiết khung hình phạt của từng tội như sau:
(1) Tội lừa dối khách hàng
Khung 1: Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Dùng thủ đoạn xảo quyệt; - Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
(2) Tội sản xuất hàng giả (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm)
Khung 1: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Tái phạm nguy hiểm; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Buôn bán qua biên giới; - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên; - Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; - Làm chết người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%. Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: - Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên; - Làm chết 02 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt như sau: - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; - Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
Như vậy, so sánh khung hình phạt của 2 tội được nêu ở trên thì có thể thấy tùy vào tính chất, tình tiết phạm tội mà mỗi hành vi vi phạm sẽ có một mức án khác nhau.
Tuy nhiên, đối với tội lừa dối khách hàng thì mức phạt nhẹ nhất là bị phạt cảnh cáo và nặng nhất là phạt tù 05 năm. Trong khi đó tội sản xuất hàng giả mức phạt cao nhất có thể lên đến tù chung thân.
Tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng: tội nào nặng hơn, chi tiết khung hình phạt của từng tội? (Hình từ Internet)
Quyết định hình phạt đối với tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng căn cứ vào đâu?
Căn cứ quyết định hình phạt được quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Theo như quy định trên thì khi quyết định hình phạt đối với tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự 2015, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Lưu ý: Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định trên thì Tòa án còn căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Trường hợp nào người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Khi có quyết định đại xá.
Ngoài 02 trường hợp được miễn nêu trên. người phạm tội còn có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 04 hình thức xử lý vi phạm nội quy, quy chế thi tuyển công chức, viên chức từ 01/05/2025 theo Thông tư 001?
- Mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy mới nhất 2025? Tải mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy?
- Phép liên tưởng là gì? Ví dụ về phép liên tưởng? Giáo viên môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở có nhiệm vụ gì?
- Thời báo VTV là cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập của Đài truyền hình Việt Nam theo Nghị định 47?
- Ủy ban nhân dân được cơ cấu tổ chức thế nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất? Ủy ban nhân dân hoạt động thế nào?