Tôi muốn chăn nuôi và mở quán nhậu thịt ngỗng cỏ. Như vậy có trái pháp luật không?
Ngỗng cỏ trong chăn nuôi
Căn cứ khoản 5, khoản 7 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
“5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
…
7. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.”
Theo đó, ngỗng cỏ được coi là vật nuôi trong chăn nuôi, cụ thể hơn chính là gia cầm.
Ngỗng cỏ
Bảo tồn và cấm xuất khẩu vật nuôi
Căn cứ Điều 19 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về danh mục giống vật nuôi bảo tồn và cấm xuất khẩu như sau:
“1. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn bao gồm các giống vật nuôi có số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
2. Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu bao gồm các giống vật nuôi quý, hiếm và là lợi thế của Việt Nam.
3. Chính phủ ban hành Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu; quy định trình tự, thủ tục ban hành, cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.”
Theo đó, cần bảo tồn và cấm xuất khẩu các loại vật nuôi có số lượng ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, các giống vật nuôi quý hiếm.
Giống vật nuôi cần bảo tồn
Căn cứ Điều 6 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi về danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn:
“1. Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có số lượng cá thể hoặc có số nhóm huyết thống còn ít dẫn đến nguy cơ cận huyết cao;
b) Có số lượng cá thể suy giảm ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
2. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.”
Theo đó, giống vật nuôi được đưa vào Danh mục giống vật nuôi được bảo tồn phải đáp ứng một trong các tiêu chí:
- Có số lượng cá thể hoặc có số nhóm huyết thống còn ít dẫn đến nguy cơ cận huyết cao;
- Có số lượng cá thể suy giảm ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
Ngỗng cỏ có phải giống vật nuôi được bảo tồn không?
Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi về Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn:
TT | Tên giống vật nuôi |
I | Giống lợn |
1 | Lợn ỉ |
2 | Lợn Chư Prông |
3 | Lợn Mường Tè |
4 | Lợn cỏ Bình Thuận |
5 | Lợn Kiềng sắt |
II | Giống gà |
1 | Gà Tây Kỳ Sơn |
2 | Gà trụi lông cổ |
3 | Gà lông chân |
4 | Gà H’Re |
5 | Gà lùn Cao Sơn |
III | Giống vịt |
| Vịt Mường Khiêng |
IV | Giống ngan |
1 | Ngan dé |
2 | Ngan trâu |
V | Giống ngỗng |
| Ngỗng cỏ |
… | … |
Theo đó, ngỗng cỏ được xếp vào giống ngỗng, là vật nuôi cần được bảo tồn theo quy định của pháp luật.
Chăn nuôi và kinh doanh thịt ngỗng cỏ có bị xử phạt hay không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi:
“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nguồn gen giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn không đúng với nội dung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nguồn gen giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giết thịt, mua bán, tiêu hủy, xuất khẩu, sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới phát hiện mà chưa có kết quả thẩm định, đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
6. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”
Theo đó hành vi chăn nuôi ngỗng cỏ để giết thịt được coi là hành vi chăn nuôi và giết thịt vật nuôi cần được bảo tồn và hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính lên đến 50.000.000 đồng, đồng thời tịch thu tang vật vi phạm. Trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức xử phạt gấp 02 lần so với mức nêu trên (khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP)
Như vậy, ngỗng cỏ được xếp vào giống vật nuôi cần được bảo tồn theo quy định của pháp luật. Hành vi chăn nuôi ngỗng cỏ để giết thịt chắc chắn là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu hình phạt theo pháp luật quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?