Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2025? Tải về mẫu quyết định?
Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2025? Tải về mẫu quyết định?
Căn cứ tại Phụ lục kèm theo Nghị định 68/2025/NĐ-CP quy định về mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính năm 2025 như sau:
Theo đó, Mẫu quyết định số MQĐ40 quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2025 như sau:
CƠ QUAN (1) ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: ..../QĐ-HB | (2) ……, ngày.... tháng.... năm …. |
QUYẾT ĐỊNH
Hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính*
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (3)
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ Điều 13 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 68/2025/NĐ-CP);
Căn cứ (4) ........................................................... ;
Căn cứ Quyết định số: .../QĐ-GQ<XP/CC/TG>(*) (5) ngày ..../..../ về việc giao quyền <xử phạt vi phạm hành chính/cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính/tạm giữ người theo thủ tục hành chính>(*) (6) (nếu có);
Xét đề nghị của (7) .......................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Hủy bỏ Quyết định số: ..../QĐ-(8).... ngày …/……/…… của (9) .........
(10) .......................................................................
2. Lý do hủy bỏ Quyết định số: ..../QĐ-(8)....: (11) .........................
............................................................
.................................................................
.....................................................................
...
>> TẢI VỀ Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2025
Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2025? Tải về mẫu quyết định? (Hình ảnh Internet)
Hướng dẫn điền mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2025?
Căn cứ tại Phụ lục kèm theo Nghị định 68/2025/NĐ-CP quy định về hướng dẫn điền mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2025 như sau:
* Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng để ra quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(**) Áp dụng đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức có liên quan đến quyết định bị hủy bỏ.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.
(4) Ghi căn cứ khác (nếu có): Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm, ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên gọi văn bản.
(5) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
- Trường hợp giao quyền xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «XP»;
- Trường hợp giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «CC»;
- Trường hợp giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì ghi: «TG».
(6) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
- Trường hợp giao quyền xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «xử phạt vi phạm hành chính».
- Trường hợp giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ghi: «cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính».
- Trường hợp giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì ghi: «tạm giữ người theo thủ tục hành chính».
(7) Ghi chức vụ của người đứng đầu bộ phận tham mưu cho người có thẩm quyền ra quyết định.
(8) Ghi cụ thể ký hiệu (chữ viết tắt) và ngày tháng năm ban hành của quyết định bị hủy bỏ toàn bộ theo từng trường hợp.
(9) Ghi chức danh và tên cơ quan của người đã ra quyết định bị hủy bỏ theo từng trường hợp.
(10) Ghi tên của quyết định bị hủy bỏ theo từng trường hợp.
(11) Ghi cụ thể lý do hủy bỏ toàn bộ quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 68/2025/NĐ-CP ngày 18/3/2025).
(12) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức có liên quan đến quyết định bị hủy bỏ toàn bộ.
(13) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có liên quan đến quyết định bị hủy bỏ toàn bộ.
(14) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức khác có liên quan để biết và phối hợp thực hiện (nếu có).
(15) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành quyết định.
(16) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao quyền ký quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.
Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính ra sao?
Căn cứ Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi điểm c khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính như sau:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sau đây:
+ Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và kịp thời xử lý đối với vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
+ Không được can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình theo quy định của pháp luật;
+ Không được để xảy ra hành vi tham nhũng của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do mình quản lý, phụ trách;
+ Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
+ Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;
+ Xử lý kỷ luật đối với người có sai phạm trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;
+ Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính trong ngành, lĩnh vực do mình phụ trách theo quy định của pháp luật;
+ Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng duyệt diễu binh 27 4 lúc mấy giờ? Cấm đường từ mấy giờ? Danh sách các khối trên từng tuyến đường?
- Giá trị ghi sổ của khoản nợ là gì? Bán khoản nợ đang hạch toán nội bảng với giá bán cao hơn số dư nợ gốc do ai quyết định?
- Người có hàng hóa ký gửi có phải lập tờ khai gửi hàng hóa không? Mẫu tờ khai gửi hàng hóa dành cho hàng hóa ký gửi?
- Lịch chi trả lương hưu tháng 5 2025 TPHCM cụ thể ra sao? Lịch chi trả lương hưu tháng 5 2025 TPHCM sớm hơn thường lệ đúng không?
- Các loại câu trong tiếng Việt lớp 3? Có mấy kiểu câu trong tiếng Việt? Nắm được công dụng của kiểu câu trong tiếng Việt là yêu cầu của lớp mấy?