Tòa án nhân dân có thể thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân thông qua hình thức xét xử lưu động hay không?
- Tòa án nhân dân có thể thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân thông qua hình thức xét xử lưu động hay không?
- Tòa án nhân dân khi tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật thông qua xét xử lưu động thì cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
- Tòa án nhân dân cần đăng tải những thông tin gì lên trang thông tin điện tử của mình để góp phần phổ biến giáo dục pháp luật?
Tòa án nhân dân có thể thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân thông qua hình thức xét xử lưu động hay không?
Căn cứ Điều 16 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như sau:
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tòa án nhân dân các cấp thông qua công tác xét xử tại trụ sở, lựa chọn các vụ án thích hợp có tính giáo dục cao để tổ chức xét xử lưu động nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật cho người tham dự phiên tòa và nhân dân.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức đối thoại với người dân để kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, Tòa án nhân dân có thể thực hiện xét xử lưu động các vụ án để tiến hành phố biến giáo dục pháp luật đến người dân (người tham dự phiên tòa).
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác phố biến giáo dục pháp luật kết hợp này, Tòa án cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc mà pháp luật đề ra cho công tác phổ biến, giáo dục.
Tòa án nhân dân có thể thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân thông qua hình thức xét xử lưu động hay không? (Hình từ Internet)
Tòa án nhân dân khi tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật thông qua xét xử lưu động thì cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 thì khi tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hình thức xét xử lưu động, Tòa án nhân dân cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
(1) Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
(2) Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
(3) Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
(4) Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
(5) Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
Tòa án nhân dân cần đăng tải những thông tin gì lên trang thông tin điện tử của mình để góp phần phổ biến giáo dục pháp luật?
Căn cứ Điều 13 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về việc đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử như sau:
Đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử
1. Các thông tin pháp luật sau đây phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức;
b) Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan ban hành hoặc do cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành;
c) Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức;
d) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được công bố để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, khuyến khích các cơ quan, tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử các thông tin khác về hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, hỏi - đáp pháp luật cần thiết cho người dân.
Theo đó, Tòa án nhân dân cần đăng tải những thông tin sau lên trang thông tin điện tử của mình để góp phần phổ biến giáo dục pháp luật:
(1) Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức;
(2) Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan ban hành hoặc do cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành;
(3) Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức;
(4) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được công bố để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?