Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với những nội dung nào theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân?
- Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với những nội dung nào theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân?
- Thẩm phán Tòa án nhân dân có được đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng không?
- Tòa án nhân dân được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với những nội dung nào theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với:
1. Quyết định, hành vi tố tụng của Tòa án, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại Tòa án trong quá trình xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng;
2. Quyết định, hành vi của Tòa án, người có thẩm quyền tại Tòa án trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ khác không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, Tòa án nhân dân sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với những nội dung sau đây:
- Quyết định, hành vi tố tụng của Tòa án, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại Tòa án trong quá trình xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng;
- Quyết định, hành vi của Tòa án, người có thẩm quyền tại Tòa án trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ khác không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với những nội dung nào theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân? (Hình từ Internet)
Thẩm phán Tòa án nhân dân có được đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 3 của Luật này.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xem xét, quyết định việc thụ lý đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b) Đề xuất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao việc giải quyết các văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;
c) Kiểm tra, thẩm định tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật;
d) Xây dựng tờ trình, dự thảo kết luận việc thẩm tra hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và trình Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
đ) Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng;
e) Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác thi hành án tử hình, trong công tác đặc xá theo quy định của pháp luật;
g) Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phát triển án lệ đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
h) Đề xuất nội dung rút kinh nghiệm, nội dung bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
i) Thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc tại Tòa án khác theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Chánh án và quy định của pháp luật.
Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao sẽ có thẩm quyền đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Tòa án nhân dân được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Theo đó, Tòa án nhân dân được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc sau đây:
(1) Độc lập theo thẩm quyền xét xử.
(2) Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.
(3) Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.
(4) Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
(5) Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
(6) Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
(7) Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
(8) Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
(9) Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
(10) Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi của các ngân hàng chính sách có nội dung như thế nào?
- Quy chế chứng thực mẫu gồm có những nội dung nào? Công bố trên trang thông tin điện tử quy chế chứng thực là trách nhiệm của ai?
- Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Y khoa Quốc gia? Mối quan hệ công tác của hội đồng?
- Cơ sở sản xuất bia và đồ uống không cồn: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng hằng năm?
- Mẫu Hóa đơn dịch vụ mới nhất? Tải về mẫu Hóa đơn dịch vụ mới nhất ở đâu? Thời điểm lập hóa đơn dịch vụ là khi nào?