Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền thực hiện giải quyết khiếu nại lần đầu không?
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền thực hiện giải quyết khiếu nại lần đầu không?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 124/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của viên chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp dưới đã giải quyết mà còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp thì người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
3. Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với:
- Quyết định hành chính
- Hành vi hành chính của mình
- Hành vi hành chính của viên chức do mình quản lý trực tiếp.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền thực hiện giải quyết khiếu nại lần đầu không? (Hình từ internet)
7 quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Khiếu nại 2011 có quy định về 7 quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu bao gồm:
Đối với quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
(1) Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để làm cơ sở giải quyết khiếu nại
(2) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 Luật Khiếu nại 2011.
Đối với nghĩa vụ của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
(3) Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp về việc thụ lý giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
(4) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính khi người khiếu nại yêu cầu;
(5) Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
(6) Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình; trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thì phải thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của pháp luật;
(7) Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu; cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu.
Đồng thời, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu giải quyết bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Ngoài ra, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm về khiếu nại và giải quyết khiếu nại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Khiếu nại 2011 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về khiếu nại và giải quyết khiếu nại bao gồm các hành vi sau:
(1) Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.
(2) Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.
(3) Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.
(4) Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.
(5) Cố tình khiếu nại sai sự thật
(6) Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
(7) Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
(8) Vi phạm quy chế tiếp công dân;
(9) Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong trường hợp người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
- Lễ Rước Phật, lễ Mộc dục, diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 chi tiết? Chương trình Lễ Phật Đản 2025?
- Cục Bà mẹ và Trẻ em trực thuộc cơ quan nào? Biên chế của Cục Bà mẹ và Trẻ em được xác định ra sao?
- Lời chúc dành cho hộ sinh nhân ngày Quốc tế hộ sinh 5 tháng 5? Gợi ý quà tặng dành cho hộ sinh?
- Theo Quyết định 171, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có tư cách pháp nhân không? Giám đốc Học viện do ai quyết định?