Tòa án có được yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm không? Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về những nội dung nào?
Tòa án có được yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:
Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Do đó, có thể hiểu Tòa án sẽ không được yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm mà chỉ được yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Lưu ý: Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Tòa án có được yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm không? Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:
Theo đó, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
(1) Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
(2) Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
(3) Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
- Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
- Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
Theo đó, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những về những nội dung, cụ thể:
- Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự;
- Trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự);
- Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án;
- Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
- Thi hành án dân sự;
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;
- Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Ngoài ra, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hẻm là gì? Ngách là gì? Việc đánh số nhà trong hẻm được thực hiện như thế nào theo Thông tư 08?
- Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2025 diễn ra ngày nào? DIFF bắn ở đâu? Địa điểm bắn pháo hoa Đà Nẵng 2025?
- Khai thác xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện như thế nào? Những hình thức xử lý tài sản hiện nay thế nào?
- Lễ hội trái cây Suối Tiên 2025 ngày nào, tổ chức ở đâu? Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025 ngày nào? Lễ hội trái cây TPHCM?
- Những đối tượng nào được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật?