Những đối tượng nào được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật?
- Những đối tượng nào được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật?
- Việc biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện thế nào?
- Bộ Tư pháp có nhiệm vụ quyền hạn thế nào khi thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật?
Những đối tượng nào được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 80/2025/NĐ-CP có quy định về đối tượng được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật
1. Đối tượng được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo vị trí việc làm chịu sự điều chỉnh trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 80/2025/NĐ-CP thì đối tượng được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo vị trí việc làm chịu sự điều chỉnh trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật.
Những đối tượng nào được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Việc biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 80/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, việc biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:
(1) Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đối với văn bản quy định từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025;
(2) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ đạo việc biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đối với văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc liên tịch ban hành;
(3) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đối với văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành;
(4) Cơ quan, tổ chức không quy định tại các mục (1), (2), (3), căn cứ nhiệm vụ được giao và tính chất, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật có thể tự mình biên soạn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý của mình.
Lưu ý: Tài liệu tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phải được cơ quan, đơn vị biên soạn phê duyệt trước khi sử dụng.
Bộ Tư pháp có nhiệm vụ quyền hạn thế nào khi thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 80/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật
1. Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thống nhất quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật.
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật;
b) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác tổ chức thi hành pháp luật;
c) Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
d) Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tổ chức thi hành pháp luật;
đ) Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật;
b) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực;
c) Phối hợp quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật;
d) Tổng hợp, báo cáo về tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc;
đ) Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
...
Theo đó, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật, có nhiệm vụ, quyền hạn, cụ thể sau đây:
- Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật;
- Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác tổ chức thi hành pháp luật;
- Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
- Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tổ chức thi hành pháp luật;
- Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hẻm là gì? Ngách là gì? Việc đánh số nhà trong hẻm được thực hiện như thế nào theo Thông tư 08?
- Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2025 diễn ra ngày nào? DIFF bắn ở đâu? Địa điểm bắn pháo hoa Đà Nẵng 2025?
- Khai thác xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện như thế nào? Những hình thức xử lý tài sản hiện nay thế nào?
- Lễ hội trái cây Suối Tiên 2025 ngày nào, tổ chức ở đâu? Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025 ngày nào? Lễ hội trái cây TPHCM?
- Những đối tượng nào được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật?