Mẫu thông báo chuyển đơn khởi kiện vụ án dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách viết mẫu này thế nào?
Mẫu thông báo chuyển đơn khởi kiện vụ án dân sự mới nhất hiện nay?
Hiện nay, mẫu thông báo chuyển đơn khởi kiện vụ án dân sự được quy định là Mẫu số 25-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu thông báo chuyển đơn khởi kiện vụ án dân sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu thông báo chuyển đơn khởi kiện vụ án dân sự
Mẫu thông báo chuyển đơn khởi kiện vụ án dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách viết mẫu này thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết mẫu thông báo chuyển đơn khởi kiện vụ án dân sự?
Kèm theo mẫu thông báo chuyển đơn khởi kiện vụ án dân sự - Mẫu số 25-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn viết mẫu như sau:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân nhận đơn khởi kiện; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2), (3) và (4) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc của người khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức khởi kiện (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).
(5), (6) và (8) Nếu là cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà;…); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).
(7) và (9) Ghi tên Toà án nhân dân mà đơn khởi kiện được chuyển đến.
Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 78 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023), thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện như sau:
(1) Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
+ Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
+ Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
(2) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
(3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 5 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
(4) Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản (3) phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Lưu ý: Việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án được quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
(1) Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
(2) Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
(3) Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
(4) Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản (2) và khoản (3) nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?