Tổ chức tín dụng giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tối đa mấy lần trong ngày? Có phải thông báo trước thời điểm giao dịch không?
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện giao dịch tiền mặt với khách hàng thông qua hoạt động gì?
- Tổ chức tín dụng giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tối đa mấy lần trong ngày? Thời gian giao dịch tiền mặt đối với khách hàng do ai hướng dẫn?
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm như thế nào trong các giao dịch tiền mặt?
- Tổ chức tín dụng có trách nhiệm như thế nào trong các giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh?
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện giao dịch tiền mặt với khách hàng thông qua hoạt động gì?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 23/2012/TT-NHNN quy định về Giao dịch tiền mặt như sau:
Giao dịch tiền mặt
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao dịch tiền mặt đối với khách hàng thông qua hoạt động thu, chi tiền mặt.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng có nhiều chi nhánh trên cùng địa bàn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện việc giao dịch tiền mặt thông qua đơn vị đầu mối do tổ chức tín dụng lựa chọn trên cơ sở đáp ứng các điều kiện về an toàn kho quỹ, các điều kiện khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Đơn vị đầu mối của tổ chức tín dụng phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thu, chi tiền mặt cho các chi nhánh trên địa bàn.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện giao dịch tiền mặt đối với khách hàng thông qua hoạt động thu, chi tiền mặt.
Trường hợp tổ chức tín dụng có nhiều chi nhánh trên cùng địa bàn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện việc giao dịch tiền mặt thông qua đơn vị đầu mối do tổ chức tín dụng lựa chọn trên cơ sở đáp ứng các điều kiện về an toàn kho quỹ, các điều kiện khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đơn vị đầu mối của tổ chức tín dụng phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thu, chi tiền mặt cho các chi nhánh trên địa bàn.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện giao dịch tiền mặt (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tối đa mấy lần trong ngày? Thời gian giao dịch tiền mặt đối với khách hàng do ai hướng dẫn?
Theo Điều 11 Thông tư 23/2012/TT-NHNN quy định về giao dịch tiền mặt như sau:
Quy định về giao dịch tiền mặt
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tối đa 2 lần/ngày và phải thông báo trước thời điểm giao dịch ít nhất 2 giờ. Trường hợp phát sinh nhu cầu khẩn cấp, đột xuất, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về thời gian giao dịch tiền mặt đối với khách hàng; thời điểm ngừng giao dịch cuối ngày để thực hiện việc khóa sổ, kiểm kê Quỹ nghiệp vụ phát hành.
Theo quy định trên, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tối đa 2 lần/ngày và phải thông báo trước thời điểm giao dịch ít nhất 2 giờ.
Trường hợp phát sinh nhu cầu khẩn cấp, đột xuất, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hướng dẫn cụ thể về thời gian giao dịch tiền mặt đối với khách hàng và thời điểm ngừng giao dịch cuối ngày để thực hiện việc khóa sổ, kiểm kê Quỹ nghiệp vụ phát hành.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm như thế nào trong các giao dịch tiền mặt?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 23/2012/TT-NHNN quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước như sau:
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
1. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho khách hàng trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
2. Dự báo tình hình thu, chi tiền mặt hàng quý gửi Cục Phát hành và Kho quỹ (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thường xuyên kiểm tra tình hình thu, chi tiền mặt trên địa bàn để xác định cơ cấu các loại tiền mặt chi ra lưu thông.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho khách hàng trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Dự báo tình hình thu, chi tiền mặt hàng quý gửi Cục Phát hành và Kho quỹ theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư 23/2012/TT-NHNN.
Tải mẫu Dự báo tình hình thu, chi tiền mặt tại đây: Tải về
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thường xuyên kiểm tra tình hình thu, chi tiền mặt trên địa bàn để xác định cơ cấu các loại tiền mặt chi ra lưu thông.
Tổ chức tín dụng có trách nhiệm như thế nào trong các giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh?
Tại Điều 14 Thông tư 23/2012/TT-NHNN quy định như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Chấp hành các quy định về giao dịch tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước.
2. Thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động ngân quỹ theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, Tổ chức tín dụng có trách nhiệm chấp hành các quy định về giao dịch tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động ngân quỹ theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?