Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo quy định mới? Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo quy định mới?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ được quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức Chính phủ 2025, cụ thể như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
- Tổ chức bộ máy hành chính quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan cấp trên.
- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ; bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
- Phân quyền, phân cấp hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Thực hiện quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
- Chủ động tham gia, phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm soát của Chính phủ đối với nền hành chính quốc gia và việc thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 11 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 có quy định như sau:
Trách nhiệm của Chính phủ
1. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước; về các chủ trương, chính sách do mình đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước một năm hai lần.
Chính phủ báo cáo công tác đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về:
- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
- Kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước;
- Các chủ trương, chính sách do mình đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo quy định mới? Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong việc lãnh đạo hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 thì Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ quyền hạn lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương như sau:
- Quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong quá trình phục vụ Nhân dân, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại và hội nhập quốc tế, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương;
- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước;
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý, điều hành toàn bộ cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước để phục vụ cho sự vận hành của bộ máy nhà nước;
- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;
- Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương và người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Lưu ý:
Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ được quy định tại Điều 14 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Thực hiện báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, trường hợp cần thiết thì ủy quyền cho Phó Thủ tướng Chính phủ thực hiện.
- Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
- Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ hoặc ủy quyền cho thành viên Chính phủ thay mặt Chính phủ ký các văn bản của Chính phủ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Văn phòng Chính phủ tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ đối với những công việc nào? Công chức Văn phòng Chính phủ phải đảm bảo điều kiện gì?
- Hướng dẫn đăng ký tuyển sinh đầu cấp 2025 tại TPHCM? Tuyển sinh đầu cấp hcm edu vn đăng nhập chi tiết?
- 02 Mẫu biên bản làm việc dành cho khách hàng mới nhất? Tải về? Lưu ý khi viết biên bản Biên bản làm việc?
- 20 Câu đố vui về ngày Giải phóng miền Nam 30 4 (Có đáp án)? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 30 4?
- Người lao động đi làm thêm giờ vào dịp lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 được hưởng mức lương như thế nào?