Tổ chức tín dụng có thể được bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài không?
- Tổ chức tín dụng có thể được bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài không?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài bao gồm những giấy tờ gì?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có nội dung như nào?
Tổ chức tín dụng có thể được bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài không?
Việc bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 11/2022/TT-NHNN như sau:
Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau (khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài không phải đáp ứng yêu cầu này):
a) Khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư;
b) Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm đủ 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh và chứng chỉ tiền gửi của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh;
c) Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
...
Theo đó, tổ chức tín dụng có thể được bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư theo quy định pháp luật.
Lưu ý:
Viện dẫn đến quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 và điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020, tổ chức tín dụng có thể được bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư sau:
- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Ngoài ra, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam, trừ trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng ở nước ngoài hoặc xác nhận bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng ở nước ngoài mà bên nhận bảo lãnh là người cư trú (khoản 2 Điều 12 Thông tư 11/2022/TT-NHNN).
Tổ chức tín dụng có thể được bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh được quy định tại Điều 14 Thông tư 11/2022/TT-NHNN bao gồm những giấy tờ sau:
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh
1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:
a) Đề nghị bảo lãnh;
b) Tài liệu về khách hàng;
c) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
d) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
đ) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm những giấy tờ sau:
- Đề nghị bảo lãnh;
- Tài liệu về khách hàng;
- Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
- Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
- Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
Lưu ý:
Cũng theo quy định tại Điều 14 Thông tư 11/2022/TT-NHNN, tổ chức tín dụng căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, từng phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh (bằng phương thức truyền thống hoặc phương tiện điện tử).
Ngoài ra, tổ chức tín dụng phải có hướng dẫn cụ thể cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới tổ chức tín dụng để thẩm định, xem xét cấp bảo lãnh.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có nội dung như nào?
Nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam được quy định tại Điều 15 Thông tư 11/2022/TT-NHNN cụ thể như sau:
- Pháp luật áp dụng. Trường hợp không quy định cụ thể pháp luật áp dụng thì được hiểu các bên thỏa thuận áp dụng theo pháp luật Việt Nam;
- Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh;
- Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
- Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
- Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Phí bảo lãnh;
- Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh;
- Giải quyết tranh chấp phát sinh;
- Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Cũng tại quy định tại Điều 15 Thông tư 11/2022/TT-NHNN, trường hợp tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải lập thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng.
Ngoài ra, việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh cho khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?