Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt không được kiểm soát đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi cho ai?
- Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt vay đặc biệt để làm gì?
- Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt không được kiểm soát đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi cho ai?
- Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt không được kiểm soát đặc biệt phải báo cáo Ngân hàng nhà nước việc sử dụng khoản vay đặc biệt vào thời điểm nào?
Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt vay đặc biệt để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 37/2024/TT-NHNN như sau:
Các trường hợp cho vay đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt bằng nguồn tiền từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền trong các trường hợp sau:
a) Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền;
b) Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt;
c) Cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã được phê duyệt;
d) Cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt để hỗ trợ phục hồi theo phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được phê duyệt.
...
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt sau đây:
- Ngân hàng thương mại;
- Ngân hàng hợp tác xã;
- Quỹ tín dụng nhân dân;
- Tổ chức tài chính vi mô
Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt nêu trên để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt không được kiểm soát đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi cho ai? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt không được kiểm soát đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi cho ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 37/2024/TT-NHNN về mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt như sau:
Mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt
1. Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt, bên vay đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt.
2. Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bên vay đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt; việc sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là tổ chức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định đối với từng bên vay đặc biệt cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt không được kiểm soát đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt.
Lưu ý: Cũng theo Điều 9 Thông tư 37/2024/TT-NHNN thì đối tượng được chi trả nêu trên không bao gồm:
- Người có liên quan của bên vay đặc biệt;
- Người điều hành, người quản lý của bên vay đặc biệt, trừ người điều hành, người quản lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử, chỉ định, bổ nhiệm;
- Người có liên quan của cá nhân, tổ chức là người quản lý, người điều hành, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của bên vay đặc biệt.
Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt không được kiểm soát đặc biệt phải báo cáo Ngân hàng nhà nước việc sử dụng khoản vay đặc biệt vào thời điểm nào?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 30 Thông tư 37/2024/TT-NHNN về trách nhiệm của bên vay đặc biệt như sau:
Trách nhiệm của bên vay đặc biệt
...
6. Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định để trả nợ vay đặc biệt cho bên cho vay đặc biệt.
7. Định kỳ trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu tiên hàng tháng hoặc khi cần thiết, bên vay đặc biệt báo cáo dưới hình thức văn bản giấy về việc sử dụng khoản vay đặc biệt, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến:
a) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với trường hợp Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt);
b) Bên cho vay đặc biệt (đối với trường hợp tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt).
8. Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật có liên quan, hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký và các nội dung về biện pháp cho vay đặc biệt tại phương án cơ cấu lại, phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được phê duyệt của bên vay đặc biệt.
Như vậy, tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt không được kiểm soát đặc biệt phải báo cáo Ngân hàng nhà nước việc sử dụng khoản vay đặc biệt định kỳ trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu tiên hàng tháng hoặc khi cần thiết dưới hình thức văn bản giấy về việc sử dụng khoản vay đặc biệt, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?