05 hình thức công bố thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng? Có bao nhiêu hình thức kiểm soát đặc biệt?
05 hình thức công bố thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về công bố thông tin kiểm soát đặc biệt như sau:
Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt
1. Thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được công bố bao gồm một hoặc một số thông tin sau đây:
a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
c) Thông tin khác.
2. Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
b) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (nếu có);
c) Đăng trên báo Trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính ít nhất 03 số liên tiếp;
d) Họp báo;
đ) Công bố tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Đại hội thành viên của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
...
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng thông qua một hoặc nhiều hình thức thông qua 05 hình thức sau đây:
(1) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
(2) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (nếu có);
(3) Đăng trên báo Trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính ít nhất 03 số liên tiếp;
(4) Họp báo;
(5) Công bố tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Đại hội thành viên của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
05 hình thức công bố thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng? (hình từ internet)
Có bao nhiêu hình thức kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về hình thức kiểm soát đặc biệt như sau:
Hình thức kiểm soát đặc biệt
1. Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định:
a) Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện;
b) Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
2. Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3. Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
...
Như vậy, có 02 hình thức kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, đó là kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện.
Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định một trong hai hình thức kiểm soát đặc biệt nêu trên. Theo đó:
- Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Quyết định kiểm soát đặc biệt gồm nội dung chính nào?
Quyết định kiểm soát đặc biệt được quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2024/TT-NHNN, bao gồm các nội dung sau đây:
- Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Lý do đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt.
- Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
- Hình thức kiểm soát đặc biệt, nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Họ, tên, chức danh từng thành viên Ban kiểm soát đặc biệt, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt, Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác của Ban kiểm soát đặc biệt.
- Việc sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả con dấu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
- Việc chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt; việc chuyển khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã thành khoản vay đặc biệt.
- Nội dung khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa nào được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ? Doanh nghiệp phải thông báo định kỳ cho Cục Hải quan những vấn đề gì?
- Ngành công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp có được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp không?
- Mẫu sổ thu đoàn phí công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Mức đóng đoàn phí công đoàn là bao nhiêu?
- Công văn 4216 TCT QLN Hướng dẫn phân loại, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ thuế chuẩn Tổng cục Thuế ban hành?
- Mục đích mẫu 04-LĐTL: Mẫu giấy đi đường dành cho cán bộ và người lao động là gì? Hướng dẫn ghi sao cho hợp lệ? Tải về?