Tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải kinh doanh có lãi bao nhiêu năm?
- Tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải kinh doanh có lãi bao nhiêu năm?
- Tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng đó khi nào?
- Các khoản cho vay của tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng thương mại được áp dụng hệ số rủi ro bao nhiêu?
Tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải kinh doanh có lãi bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 184 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
Bên nhận chuyển giao bắt buộc
1. Bên nhận chuyển giao bắt buộc là một hoặc một số tổ chức sau đây:
a) Tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tín dụng nước ngoài;
b) Doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài;
c) Tổ chức khác.
2. Bên nhận chuyển giao bắt buộc là tổ chức tín dụng trong nước phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm đề nghị nhận chuyển giao bắt buộc hoặc được chỉ định nhận chuyển giao bắt buộc;
b) Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 138 của Luật này;
c) Có phương án chuyển giao bắt buộc khả thi.
3. Bên nhận chuyển giao bắt buộc không phải là tổ chức tín dụng trong nước phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là pháp nhân;
b) Điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên thì tổ chức tín dụng nước ngoài thuộc đối tượng được nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
Theo đó, để nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thì tổ chức tín dụng nước ngoài phải hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm đề nghị nhận chuyển giao bắt buộc hoặc được chỉ định nhận chuyển giao bắt buộc đồng thời phải là pháp nhân và có phương án chuyển giao bắt buộc khả thi.
Tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải kinh doanh có lãi bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng đó khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 185 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của bên nhận chuyển giao bắt buộc
1. Bên nhận chuyển giao bắt buộc là tổ chức tín dụng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trong trường hợp ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
...
Như vậy, trường hợp ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc sẽ được sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc.
Các khoản cho vay của tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng thương mại được áp dụng hệ số rủi ro bao nhiêu?
Căn cứ Điều 182 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Biện pháp hỗ trợ đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc
1. Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mua bán, xử lý nợ;
b) Nhận tiền gửi hoặc vay của bên nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận;
c) Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do bên nhận chuyển giao bắt buộc nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; bán lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp cho bên nhận chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận hoặc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu;
d) Được bên nhận chuyển giao bắt buộc cử nhân sự tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát; hỗ trợ về công nghệ thông tin và các hoạt động khác theo thỏa thuận;
đ) Miễn tiền lãi vay của khoản vay tái cấp vốn, vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước;
e) Vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 192 của Luật này;
g) Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.
2. Các khoản cho vay, bảo lãnh, tiền gửi của bên nhận chuyển giao bắt buộc và các tổ chức tín dụng khác đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
Như vậy, các khoản cho vay của tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sổ thu đoàn phí công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Mức đóng đoàn phí công đoàn là bao nhiêu?
- Công văn 4216 TCT QLN Hướng dẫn phân loại, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ thuế chuẩn Tổng cục Thuế ban hành?
- Mục đích mẫu 04-LĐTL: Mẫu giấy đi đường dành cho cán bộ và người lao động là gì? Hướng dẫn ghi sao cho hợp lệ? Tải về?
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Phương tiện vận tải có là đối tượng chịu sự giám sát hải quan? Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải?