Phương án phá sản có phải là phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không?
Phương án phá sản có phải là phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
29. Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:
a) Phương án phục hồi;
b) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
c) Phương án chuyển giao bắt buộc;
d) Phương án giải thể;
đ) Phương án phá sản.
30. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
31. Rút tiền hàng loạt là việc tổ chức tín dụng bị nhiều người gửi tiền cùng rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng chi trả theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
32. Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác.
...
Theo quy định nêu trên, phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:
- Phương án phục hồi;
- Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
- Phương án chuyển giao bắt buộc;
- Phương án giải thể;
- Phương án phá sản.
Như vậy, phương án phá sản là một phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Phương án phá sản có phải là phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt? (hình từ internet)
Phương án phá sản của tổ chức tín dụng gồm nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 189 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Nội dung phương án phá sản
Phương án phá sản bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
2. Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng;
3. Dự kiến hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền là cá nhân; lộ trình, thời hạn chi trả;
4. Lộ trình và trách nhiệm thực hiện phương án phá sản.
Như vậy, phương án phá sản của tổ chức tín dụng gồm 04 nội dung chính sau đây:
- Thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
- Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng;
- Dự kiến hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền là cá nhân; lộ trình, thời hạn chi trả;
- Lộ trình và trách nhiệm thực hiện phương án phá sản.
Tổ chức thực hiện phương án phá sản của tổ chức tín dụng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 190 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về việc tổ chức thực hiện phương án phá sản như sau:
- Sau khi phương án phá sản đã được phê duyệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền theo phương án phá sản.
- Trường hợp số tiền trong quỹ dự phòng nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi không đủ chi trả cho người gửi tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi vay đặc biệt.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi xây dựng phương án tăng phí bảo hiểm tiền gửi để bù đắp phần vay đặc biệt; sử dụng tiền trả nợ vay đặc biệt của tổ chức tín dụng, nguồn thu từ bán giấy tờ có giá do tổ chức bảo hiểm tiền gửi nắm giữ, từ thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng vay đặc biệt, phí bảo hiểm tiền gửi để ưu tiên hoàn trả nợ vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án phá sản đã được phê duyệt, bao gồm cả việc yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước quyết định sửa đổi, bổ sung phương án phá sản đối với quỹ tín dụng nhân dân hoặc trình Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung phương án phá sản đối với tổ chức tín dụng khác.
- Trình tự, thủ tục phá sản tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 203 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và pháp luật về phá sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sổ thu đoàn phí công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Mức đóng đoàn phí công đoàn là bao nhiêu?
- Công văn 4216 TCT QLN Hướng dẫn phân loại, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ thuế chuẩn Tổng cục Thuế ban hành?
- Mục đích mẫu 04-LĐTL: Mẫu giấy đi đường dành cho cán bộ và người lao động là gì? Hướng dẫn ghi sao cho hợp lệ? Tải về?
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Phương tiện vận tải có là đối tượng chịu sự giám sát hải quan? Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải?