Tổ chức tài chính vi mô là gì? Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cần đáp ứng những điều kiện gì để được cấp phép?
Tổ chức tài chính vi mô là gì?
Tổ chức tài chính vi mô
Khoản 5 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về tổ chức tài chính vi mô như sau:
“5. Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.”
Theo đó, tổ chức tài chính vi mô là một loại hình tổ chức tín dụng, chuyên thực hiện các hoạt động theo luật định.
Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập tổ chức tài chính vi mô là gì?
Khoản 1, 5 Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về điều kiện tổ chức tài chính vi mô được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, được hướng dẫn cụ thể tại Mục 1 Chương 2 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
Điều kiện chung: tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;
- Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
- Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Điều kiện cụ thể đối với tổ chức tài chính vi mô được cấp giấy phép quy định tại Điều 7 Thông tư 03/2018/TT-NHNN:
- Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
- Có chủ sở hữu, thành viên sáng lập theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
- Có người quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định về Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh tại Điều 20, 21, 22, 23 Thông tư 03/2018/TT-NHNN.
- Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Điều 31 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và quy định của pháp luật có liên quan, gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
b) Nội dung, phạm vi hoạt động;
c) Thời hạn hoạt động;
d) Vốn điều lệ, phương thức góp vốn, tăng, giảm vốn điều lệ;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát;
e) Thể thức bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát;
g) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần;
h) Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; quyền, nghĩa vụ của cổ đông đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần;
i) Người đại diện theo pháp luật;
k) Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;
l) Thể thức thông qua quyết định của tổ chức tín dụng; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
m) Căn cứ, phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát;
n) Các trường hợp giải thể;
o) Thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 (ba) năm đầu hoạt động.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cần đảm bảo quy định gì về thành viên sáng lập?
Khoản 2 Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định các điều kiện đối với thành viên sáng lập của tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên gồm:
- Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị - xã hội;
- Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức đã hoặc đang trực tiếp tham gia quản lý hoặc điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, bền vững trong ít nhất 03 (ba) năm liên tiếp trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
- Thành viên sáng lập là cá nhân:
+ Có quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
+ Không thuộc những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
+ Không phải là cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;
+ Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;
- Thành viên sáng lập là tổ chức Việt Nam:
+ Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
+ Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;
+ Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
+ Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
+ Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 (ba) năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
+ Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
+ Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định liên quan của pháp luật;
- Thành viên sáng lập là tổ chức nước ngoài:
+ Là ngân hàng nước ngoài;
+ Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng của nước nguyên xứ trong vòng 05 (năm) năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.
+ Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;
+ Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản.
Trong trường hợp này, vì bạn chưa nêu cụ thể bạn tham gia làm thành viên sáng lập của tổ chức tài chính vi mô với tư cách nào, đồng thời bạn cũng chưa nêu rõ công ty của bạn có phải là tổ chức nước ngoài hay không, nên chưa thể xác định chính xác những điều kiện dành cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm về những trường hợp nêu trên để áp dụng vào tình huống của mình.
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô là một tổ chức tín dụng với vai trò chủ yếu là thực hiện các hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp siêu nhỏ. Để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành vien trở lên cần đáp ứng được các điều kiện chung và điều kiện về thành viên sáng lập cụ thể đối với trường hợp của mình theo luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?