Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cho thôi trong trường hợp nào? Trình tự cho thôi bao gồm những gì?
Ủy viên Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cho thôi trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 33 Điều lệ Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam 2019 có quy định:
Kỷ luật
1. Thành viên nào làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên ở cấp mình. Ở Trung ương, do Đoàn Chủ tịch xem xét quyết định.
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cho thôi trong trường hợp sau đây:
- Làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Vi phạm pháp luật (tùy vào mức độ sai phạm).
Đồng thời, trong trường hợp này thì tại khoản 15.1 Điều 15 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT năm 2020 có quy định cụ thể đối với việc cho thôi (thôi công nhận) là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam như sau:
+ Áp dụng đối với các cá nhân vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Bị kỷ luật về Đảng, chính quyền từ cách chức trở lên.
+ Áp dụng đối với các tổ chức bị buộc giải thể theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước;
+ Những tổ chức thành viên trong thời gian dài không thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định của Điều lệ MTTQ Việt Nam hoặc mâu thuẫn trong nội bộ kéo dài không giải quyết được.
Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên ở cấp mình. Ở Trung ương, do Đoàn Chủ tịch xem xét quyết định.
Ủy viên Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cho thôi trong trường hợp nào? (Hình từ internet)
Trình tự cho thôi Ủy viên Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam bao gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 8.1 Điều 8 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT năm 2020 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo Điều 14
8.1. Về khoản 2: “Hiệp thương dân chủ cử Đoàn Chủ tịch, cử, cử bổ sung, thay thế, cho thôi các chức danh Chủ tịch Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cử bổ sung, thay thế, cho thôi, Ủy viên Ủy ban Trung ương, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật…)”
Trình tự cử bổ sung, thay thế, cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương, ủy viên Đoàn Chủ tịch, các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký và các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam như sau:
- Ban Thường trực trình Hội nghị Đoàn Chủ tịch xem xét cho ý kiến về nhân sự bổ sung, thay thế và cho thôi các chức danh.
- Đoàn Chủ tịch trình Hội nghị Ủy ban Trung ương xem xét, quyết định về nhân sự bổ sung, thay thế và cho thôi các chức danh.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trình tự cử cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
- Ban Thường trực trình Hội nghị Đoàn Chủ tịch xem xét cho ý kiến về nhân sự cho thôi các chức danh.
- Đoàn Chủ tịch trình Hội nghị Ủy ban Trung ương xem xét, quyết định về nhân sự cho thôi các chức danh.
Ủy viên Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam có quyền và trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam 2019 có quy định rằng:
Quyền và trách nhiệm của thành viên cá nhân
1. Quyền của thành viên cá nhân
a) Thảo luận, kiến nghị, chất vấn về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
b) Được mời tham gia thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam liên quan đến lĩnh vực công tác; đề xuất các nội dung về chương trình công tác và chính sách cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia các hoạt động liên quan đến công tác Mặt trận khi được phân công;
d) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;
đ) Được mời dự Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi mình cư trú;
e) Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
g) Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạo điều kiện để hoàn thành trách nhiệm của mình trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Trách nhiệm của thành viên cá nhân
a) Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm của thành viên với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp theo quy định;
b) Tập hợp và phản ánh tình hình về lĩnh vực mình đại diện, hoạt động với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, động viên, đoàn kết nhân dân ở nơi cư trú và trong lĩnh vực hoạt động, công tác để thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì và phát động;
d) Tham gia các hoạt động khi được mời và góp ý các văn bản khi được yêu cầu;
đ) Lắng nghe, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân nơi mình công tác và cư trú với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Như vậy, theo căn cứ trên thì quyền và trách nhiệm của Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam được quy định như sau:
Đối với Quyền của Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam bao gồm:
- Thảo luận, kiến nghị, chất vấn về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Được mời tham gia thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam liên quan đến lĩnh vực công tác; đề xuất các nội dung về chương trình công tác và chính sách cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia các hoạt động liên quan đến công tác Mặt trận khi được phân công;
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;
- Được mời dự Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi mình cư trú;
- Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạo điều kiện để hoàn thành trách nhiệm của mình trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đối với Trách nhiệm của Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam bao gồm:
- Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp
- Báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm của thành viên với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp theo quy định.
- Tập hợp và phản ánh tình hình về lĩnh vực mình đại diện, hoạt động với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp
- Phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, động viên, đoàn kết nhân dân ở nơi cư trú và trong lĩnh vực hoạt động, công tác để thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì và phát động
- Tham gia các hoạt động khi được mời và góp ý các văn bản khi được yêu cầu
- Lắng nghe, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân nơi mình công tác và cư trú với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe tải nội bộ công ty có cần đổi từ biển số xe nền màu trắng sang biển số xe nền màu vàng hay không?
- Điều 198 Bộ luật Hình sự về tội lừa dối khách hàng có thể bị phạt tiền lên đến 500 triệu khi nào?
- Tên giao dịch quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được quy định như thế nào?
- Ủy ban nhân dân ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải bảo đảm các điều kiện gì từ 1/3/2025?
- Các quy định mới về hóa đơn tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP mà ngân hàng cần lưu ý? Quy định mới về thời điểm lập hoá đơn thế nào?