Tổ chức sản xuất giống thủy sản bắt buộc phải thực hiện việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản đúng không?
- Tổ chức sản xuất giống thủy sản bắt buộc phải thực hiện việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản đúng không?
- Tổ chức sản xuất giống thủy sản không thực hiện việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản theo quy định là bao lâu?
Tổ chức sản xuất giống thủy sản bắt buộc phải thực hiện việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản đúng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
...
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố;
b) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố;
c) Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
d) Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
đ) Cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định;
e) Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc;
g) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
h) Tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ.
Theo quy định thì một trong những nghĩa vụ của tổ chức sản xuất giống thủy sản là thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.
Do đó, tổ chức sản xuất giống thủy sản bắt buộc phải thực hiện việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản theo quy định của pháp luật.
Tổ chức sản xuất giống thủy sản bắt buộc phải thực hiện việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản đúng không? (Hình từ internet)
Tổ chức sản xuất giống thủy sản không thực hiện việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 38/2024/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cập nhật thông tin hoặc cập nhật không đúng thông tin về hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh về việc sử dụng giống thủy sản bố mẹ theo quy định;
c) Không ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
b) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không duy trì một trong các điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
c) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không đúng nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
...
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP về quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, trường hợp tổ chức sản xuất giống thủy sản không thực hiện việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản theo quy định là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức sản xuất giống thủy sản không thực hiện việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản theo quy định là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?