Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp bao gồm những thành viên nào? Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động như thế nào?
Việc thành lập Ban chỉ đạo chống dịch có thể thành lập ở những cấp nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định như sau:
"Điều 1. Thời gian và thẩm quyền thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp
1. Trong vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp phải được thành lập.
2. Thẩm quyền thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp được quy định cụ thể như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện) quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện theo đề nghị của Trưởng Phòng Y tế cấp huyện;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã theo đề nghị của Trạm trưởng Trạm Y tế xã."
Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp bao gồm những thành viên nào? Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp bao gồm những thành viên nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định về Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp như sau:
"Điều 2. Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp
1. Các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Các Tiểu ban chống dịch được quy định cụ thể như sau:
a) Cấp quốc gia và cấp tỉnh gồm các tiểu ban: Giám sát, Điều trị, Tuyên truyền và Hậu cần. Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định cụ thể thành phần, nhiệm vụ và hoạt động của các Tiểu ban chống dịch;
b) Cấp huyện và cấp xã: Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định thành lập hoặc không thành lập các Tiểu ban chống dịch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để thực hiện nhiệm vụ chống dịch.
3. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đặt tại cơ quan y tế cùng cấp và do người đứng đầu cơ quan y tế đó phụ trách."
Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động như thế nào?
Theo Điều 3 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp, cụ thể như sau:
- Ban Chỉ đạo chống dịch làm việc theo chế độ tập thể.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp chịu trách nhiệm sử dụng bộ máy tổ chức của đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch và sử dụng con dấu do đơn vị mình quản lý.
- Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp là gì?
Theo Điều 4 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp như sau:
- Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và triển khai các hoạt động phòng chống dịch theo quy định tại Điều 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 và 55 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp có nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chống dịch và chịu trách nhiệm trước chính quyền cùng cấp về toàn bộ các hoạt động chống dịch;
- Phê duyệt, tổ chức và thực hiện kế hoạch chống dịch, đề xuất việc áp dụng các biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
- Phân công và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của các Phó Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch;
- Thành lập các đội chống dịch cơ động theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Các Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ: giúp việc cho Trưởng Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về các lĩnh vực và công việc được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?