Tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân thực hiện việc đánh giá ứng viên có phải lập kế hoạch hay không?
Tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân thực hiện việc đánh giá ứng viên có phải lập kế hoạch hay không?
Tại tiểu mục 9.2 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17024:2012 (ISO/IEC 17024:2012) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân, có nêu về yêu cầu đối với quy trình đá giá như sau:
Quá trình đánh giá
9.2.1. Tổ chức chứng nhận phải áp dụng các phương pháp và cơ chế đánh giá cụ thể được xác định theo chương trình chứng nhận.
9.2.2. Khi có thay đổi trong chương trình chứng nhận đòi hỏi phải đánh giá bổ sung, tổ chức chứng nhận phải lập thành văn bản và tạo khả năng tiếp cận công khai mà không cần đòi hỏi phương pháp hay cơ chế cụ thể cần thiết để kiểm tra xác nhận người được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu đã thay đổi.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng chứng nhận lại để có được kiểm tra xác nhận này.
9.2.3. Việc đánh giá phải được lập kế hoạch và tổ chức sao cho đảm bảo rằng các yêu cầu của chương trình được kiểm tra xác nhận một cách khách quan và hệ thống với bằng chứng dạng văn bản để xác nhận năng lực của ứng viên.
9.2.4. Tổ chức chứng nhận phải kiểm tra xác nhận phương pháp đánh giá các ứng viên. Việc kiểm tra xác nhận này phải đảm bảo rằng mỗi đánh giá đều công bằng và có hiệu lực.
9.2.5. Tổ chức chứng nhận phải kiểm tra xác nhận và hỗ trợ cho các nhu cầu đặc biệt không kể lý do gì mà không xâm phạm đến tính toàn vẹn của đánh giá, có tính đến quy định của quốc gia [xem 9.1.2 e)].
9.2.6. Khi xem xét công việc do tổ chức khác thực hiện, tổ chức chứng nhận phải có các báo cáo, dữ liệu và hồ sơ thích hợp để chứng tỏ rằng các kết quả là cân bằng và phù hợp với các yêu cầu được thiết lập theo chương trình chứng nhận.
Theo đó việc đánh giá của tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân phải được lập kế hoạch và tổ chức sao cho đảm bảo rằng các yêu cầu của chương trình được kiểm tra xác nhận một cách khách quan và hệ thống với bằng chứng dạng văn bản để xác nhận năng lực của ứng viên.
Tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân thực hiện việc đánh giá ứng viên có phải lập kế hoạch hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân được yêu cầu về quá trình kiểm tra thế nào?
Về quá trình kiểm tra của tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân thực hiện theo yêu cầu tại tiểu mục 9.3 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17024:2012 (ISO/IEC 17024:2012) như sau:
- Các cuộc kiểm tra phải được thiết kế để đánh giá năng lực theo chương trình chứng nhận và nhất quán với chương trình chứng nhận theo các phương thức viết, nói, thực hành, quan sát hoặc các phương thức tin cậy và khách quan khác. Việc thiết kế các yêu cầu kiểm tra này phải đảm bảo khả năng so sánh kết quả của từng cuộc kiểm tra riêng lẻ cả về nội dung và độ khó, bao gồm cả hiệu lực của các quyết định không đạt/đạt.
- Tổ chức chứng nhận phải có các thủ tục để đảm bảo điều hành nhất quán việc kiểm tra.
- Phải thiết lập, lập thành văn bản và theo dõi các tiêu chí về các điều kiện điều hành các cuộc kiểm tra.
CHÚ THÍCH: Các điều kiện có thể bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, sự tách biệt các ứng viên, tiếng ồn, sự an toàn cho ứng viên,…
- Nếu sử dụng các thiết bị kỹ thuật trong quá trình kiểm tra, thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn khi thích hợp.
- Phải lập thành văn bản và áp dụng các phương pháp luận và thủ tục thích hợp (ví dụ thu thập và duy trì dữ liệu thống kê) để xác nhận lại tính công bằng, hiệu lực, tin cậy và kết quả thực hiện chung của từng cuộc kiểm tra theo các khoảng thời gian xác định hợp lý và tất cả các khác biệt được nhận biết đều được điều chỉnh.
Người tham gia đào tạo ứng viên có được ra quyết định chứng nhận năng lực cá nhân với ứng viên đó hay không?
Tại tiểu mục 9.4 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17024:2012 (ISO/IEC 17024:2012) có nêu:
Quyết định chứng nhận
9.4.1. Thông tin thu được trong toàn bộ quá trình chứng nhận phải đầy đủ để:
a) tổ chức chứng nhận ra quyết định chứng nhận;
b) truy xét nguồn gốc khi xảy ra các sự việc như yêu cầu xem xét lại hay khiếu nại.
9.4.2. Không được phép thuê ngoài đối với các quyết định cấp, duy trì, chứng nhận lại, mở rộng, thu hẹp, đình chỉ hoặc hủy bỏ chứng nhận.
9.4.3. Tổ chức chứng nhận phải giới hạn quyết định chứng nhận của mình ở những vấn đề liên quan cụ thể tới các yêu cầu của chương trình chứng nhận.
9.4.4. Quyết định chứng nhận của một ứng viên phải do chính tổ chức chứng nhận thực hiện trên cơ sở thông tin thu được từ quá trình chứng nhận. Nhân sự ra quyết định chứng nhận không được tham gia vào việc kiểm tra hoặc đào tạo ứng viên.
9.4.5. Nhân sự ra quyết định chứng nhận phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm về quá trình chứng nhận để xác định xem các yêu cầu chứng nhận có được đáp ứng hay không.
9.4.6. Không được cấp chứng nhận cho tới khi tất cả các yêu cầu chứng nhận đều được thỏa mãn.
9.4.7. Tổ chức chứng nhận phải cung cấp giấy chứng nhận cho tất cả những người được chứng nhận. Tổ chức chứng nhận phải duy trì việc sở hữu độc quyền giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận phải ở dạng bản in, thẻ hoặc phương tiện truyền thông, được thành viên có trách nhiệm là nhân sự của tổ chức chứng nhận ký hoặc cấp phép.
9.4.8. Giấy chứng nhận phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) tên của người được chứng nhận;
b) việc nhận dạng duy nhất;
c) tên của tổ chức chứng nhận;
d) viện dẫn chương trình, tiêu chuẩn chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan khác, gồm cả ngày cấp nếu thích hợp;
e) phạm vi chứng nhận, khi thích hợp bao gồm các điều kiện hiệu lực và các giới hạn;
f) ngày hiệu lực của chứng nhận và ngày hết hiệu lực.
9.4.9. Giấy chứng nhận phải được thiết kế để giảm các rủi ro về giả mạo.
Theo đó thì nhân sự ra quyết định chứng nhận năng lực cá nhân không được tham gia vào việc kiểm tra hoặc đào tạo ứng viên.
Như vậy người tham gia đào tạo ứng viên sẽ không được ra quyết định chứng nhận năng lực cá nhân với ứng viên đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?