Tờ trình đổi tên đơn vị hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?
- Tờ trình đổi tên đơn vị hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện được thể hiện ở đâu theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?
- Đề án đổi tên đơn vị hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những nơi nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định đổi tên đơn vị hành chính?
Tờ trình đổi tên đơn vị hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện được thể hiện ở đâu theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương?
Tờ trình đổi tên đơn vị hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện được quy định tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
b) Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
...
Theo quy định trên thì tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính là một trong những tài liệu thuộc hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
Như vậy, tờ trình đổi tên đơn vị hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện được thể hiện trong hồ sơ đề án đổi tên đơn vị hành chính.
Tờ trình đổi tên đơn vị hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện được thể hiện ở đâu theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương? (Hình từ Internet)
Đề án đổi tên đơn vị hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những nơi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
...
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, theo quy định trên thì đề án đổi tên đơn vị hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc đổi tên đơn vị hành chính.
Ai có thẩm quyền quyết định đổi tên đơn vị hành chính?
Thẩm quyền quyết định đổi tên đơn vị hành chính được quy định tại Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Theo đó, thẩm quyền quyết định đổi tên đơn vị hành chính được phân định như sau:
- Quốc hội quyết định đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ có bao nhiêu loại? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương?
- Ngày 9 tháng 4 là ngày gì? Ngày 9 4 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 9 tháng 4 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Dân tộc thiểu số có được giảm 70% học phí khi đang theo học tại trường đại học tư thục hay không?
- Mẫu giáo án trò chuyện về ngày 30 4 và 1 5 ý nghĩa? Giáo án tìm hiểu ngày 30 4 và 1 5? Giáo án tìm hiểu về Ngày Giải phóng miền Nam?
- Viết bài văn miêu tả một con vật mà em từng nuôi hoặc từng nhìn thấy và có ấn tượng đặc biệt lớp 4?