Tổ chức cho phép cá nhân kinh doanh hàng hóa sử dụng dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng bị phạt bao nhiêu?
- Tổ chức có được phép cho cá nhân kinh doanh hàng hóa sử dụng dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng không?
- Tổ chức cho phép cá nhân kinh doanh hàng hóa sử dụng dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng bị phạt bao nhiêu?
- Hình thức phạt bổ sung đối với tổ chức cho phép cá nhân kinh doanh hàng hóa sử dụng dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng là gì?
Tổ chức có được phép cho cá nhân kinh doanh hàng hóa sử dụng dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng không?
Căn cứ Điều 13 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm:
a) Bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
c) Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông thì chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Xây dựng, phát triển giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;
c) Từ chối cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý nếu việc sử dụng có khả năng dẫn đến quấy rối người tiêu dùng;
d) Ngừng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chiếu theo quy định này, tổ chức phải từ chối cung cấp dịch vụ do mình quản lý cho cá nhân kinh doanh hàng hóa nếu việc sử dụng này có khả năng dẫn đến quấy rối người tiêu dùng.
Đồng thời, trong trường hợp cá nhân kinh doanh hàng hóa đang sử dụng dịch vụ do tổ chức này cung cấp, nhưng sau đó có hành vi lợi dụng dịch vụ đó để quấy rối người tiêu dùng thì tổ chức có trách nhiệm ngừng cung cấp dịch vụ cho cá nhân kinh doanh hàng hóa.
Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng (hình từ Internet)
Tổ chức cho phép cá nhân kinh doanh hàng hóa sử dụng dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chủ phương tiện truyền thông, người cung cấp dịch vụ truyền thông là bên thứ ba có một trong các hành vi vi phạm sau đây về cung cấp thông tin của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng:
a) Không có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;
b) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng.
...
Như vậy, cá nhân cho phép cá nhân kinh doanh hàng hóa sử dụng dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt này chỉ áp dụng trong trường hợp cá nhân cho phép cá nhân kinh doanh hàng hóa sử dụng dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng.
Đối với tổ chức, mức xử phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Hình thức phạt bổ sung đối với tổ chức cho phép cá nhân kinh doanh hàng hóa sử dụng dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng là gì?
Theo khoản 4 Điều 47 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, tổ chức cho phép cá nhân kinh doanh hàng hóa sử dụng dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng sẽ phải chịu thêm một trong các hình phạt bổ sung sau:
- Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh;
- Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?