Tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu sớm theo Nghị định 178 được tính thế nào? Phụ cấp trách nhiệm công việc có được tính vào không?
- Tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu sớm theo Nghị định 178 được tính thế nào?
- Phụ cấp trách nhiệm công việc có được tính vào tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu sớm theo Nghị định 178?
- Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chính sách về hưu sớm theo Nghị định 178 là khi nào?
Tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu sớm theo Nghị định 178 được tính thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) thì tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm:
- Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động;
- Các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang);
- Hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV) quy định tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP nêu trên được tính như sau:
(1) Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định
Tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang) và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương, cụ thể:
Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc
(2) Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Ví dụ:
- Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn A, công chức, xếp bậc 4, hệ số lương 5,42 ngạch chuyên viên chính, được hưởng các chế độ phụ cấp sau: phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,4; phụ cấp công vụ 25%, phụ cấp trách nhiệm cấp ủy 0,3; phụ cấp khu vực 0,2.
Theo đó, tiền lương tháng hiện hưởng tính chính sách, chế độ của ông A được tính trên cơ sở các chế độ phụ cấp sau: phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,4; phụ cấp công vụ 25% là 17.023.500 đồng/tháng (phụ cấp trách nhiệm cấp ủy 0,4, phụ cấp khu vực 0,2 không được tính vào tiền lương tháng hiện hưởng).
- Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn B, viên chức chức (xếp bậc 3 hệ số 3,00 ngạch chuyên viên) xin nghỉ việc không hưởng lương từ 01/6/2024 (mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng). Ông B xin thôi việc từ ngày 01/4/2025 do cơ quan trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và được cơ quan có thẩm quyền đồng ý.
Tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ của ông B được tính trên hệ số lương 3,00 ngạch chuyên viên từ tháng 5/2024, mức lương cơ sở được tính trên mức lương cơ sở của tháng 3/2025 là 2.340.000 đồng/tháng. Theo đó tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ của ông B là 7.020.000 đồng/tháng.
(Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 1814/BNV-TCBC năm 2025)
Tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu sớm theo Nghị định 178 được tính thế nào? Phụ cấp trách nhiệm công việc có được tính vào không? (Hình từ Internet)
Phụ cấp trách nhiệm công việc có được tính vào tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu sớm theo Nghị định 178?
Căn cứ vào Mục 5 Công văn 1814/BNV-TCBC năm 2025 có quy định như sau:
5. Về tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng trợ cấp
a) Tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) và điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư số 01/2025/TT-BNV ngày 17/01/2025 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 02/2025/TT-BNV ngày 04/4/2025) đã quy định rõ tiền lương hiện hưởng và cách khoản phụ cấp để tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP). Theo đó:
- Các khoản phụ cấp khác (phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm cấp ủy[6], phụ cấp trách nhiệm kế toán trưởng,.... ) không được tính vào tiền lương tháng hiện hưởng.
- Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và khoản 6 Điều 5 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) thì phụ cấp chức vụ lãnh đạo được bảo lưu được tính vào tiền lương tháng hiện hưởng (Ví dụ 3 ở Phụ lục kèm theo).
b) Đối với các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ ốm đau thì tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề của tháng trước khi nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ ốm đau. Riêng mức lương cơ sở được tính trên mức lương liền kể của tháng trước liền kề tháng nghỉ việc theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) (Ví dụ 4 ở Phụ lục kèm theo).
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khoản phụ cấp trách nhiệm công việc không được tính vào tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách về hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chính sách về hưu sớm theo Nghị định 178 là khi nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ
...
4. Thời gian để tính trợ cấp theo số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định này, nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
5. Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chính sách, chế độ nghỉ việc là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh; trường hợp trong hồ sơ không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh.
...
Theo đó, thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chính sách về hưu sớm theo Nghị định 178 là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh.
Trường hợp trong hồ sơ không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xá lợi Phật được gia hạn ở Việt Nam đến ngày nào? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay được quy định ra sao?
- Lý do rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, bầu cử khóa mới là gì? Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khi có bao nhiêu đại biểu tán thành?
- Bão Mặt trời 2025 khi nào? Bão mặt trời ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? Bão mặt trời có gây chết người không?
- Mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22 như thế nào? Trách nhiệm của giáo viên môn học, GVCN thế nào theo Thông tư 22?
- Sự kiện nổi bật ngày 22 tháng 5 tại Việt Nam và thế giới? Ngày 22 tháng 5 có phải ngày lễ lớn trong năm?