Thực phẩm chức năng có phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không? Thực phẩm chức năng nhập khẩu có cần giấy chứng nhận lưu hành tự do?

Tôi có thắc mắc mong được giải đáp như sau: Thực phẩm chức năng có phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không? Thực phẩm chức năng nhập khẩu có cần giấy chứng nhận lưu hành tự do không? Câu khỏi của chị K.D từ Phú Yên.

Thực phẩm chức năng có phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không?

Theo khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 giải thích thì thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP giải thích về thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:

- Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;

- Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;

- Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

Như vậy, có thể thấy phẩm bảo vệ sức khỏe là một loại thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng có phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không? Thực phẩm chức năng nhập khẩu có cần giấy chứng nhận lưu hành tự do?

Thực phẩm chức năng có phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không? (Hình từ Internet)

Thực phẩm chức năng nhập khẩu có cần giấy chứng nhận lưu hành tự do?

Căn cứ Điều 38 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu như sau:

Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu
1. Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện tương ứng quy định tại Chương III của Luật này và các điều kiện sau đây:
a) Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
b) Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.
3. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.

Thực phẩm chức năng thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào?

Thẩm quyền quản lý thực phẩm chức năng được quy định tại Điều 14 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:

Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
3. Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về quản lý thực phẩm chức năng.

Đồng thời, căn cứ PHỤ LỤC II ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

TT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Ghi chú

1

Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)

Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

Thực phẩm chức năng


3

Các vi chất bổ sung vào thực phẩm


4

Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm


5

Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó

6

Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Như vậy, theo quy định, thực phẩm chức năng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.

Thực phẩm chức năng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thực phẩm chức năng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện kê khai giá như thế nào?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng khác gì với thực phẩm bổ sung? Việc ghi nhãn thực phẩm chức năng được quy định thế nào?
Pháp luật
Sản xuất thực phẩm chức năng giả với quy mô lớn có thể đi tù chung thân? Người phạm tội này có bị tịch thu toàn bộ tài sản không?
Pháp luật
Có được kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc không? Có những hình thức kê đơn thuốc nào theo quy định?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng có phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không? Thực phẩm chức năng nhập khẩu có cần giấy chứng nhận lưu hành tự do?
Pháp luật
Có bắt buộc ghi nhãn đối với thực phẩm bổ sung hay không? Trường hợp nào quy định thực phẩm bổ sung phải được thu hồi?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh thực phẩm chức năng đăng ký xét tặng Giải thưởng chất lượng sản phẩm hàng hóa cần đảm bảo được điều kiện nào?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường có buộc phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm không?
Pháp luật
Đối tượng kê khai giá thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi là ai? Quy trình tiếp nhận biểu mẫu kê khai này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản kê khai giá thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng là đối tượng của việc đăng ký nội dung quảng cáo gồm những thực phẩm nào? Thực phẩm chức năng là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực phẩm chức năng
3,263 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực phẩm chức năng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực phẩm chức năng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào