Mây ngũ sắc là gì? Mây ngũ sắc xuất hiện tại nơi chiêm bái xá lợi Đức Phật? Lộ trình và các hành vi bị nghiêm cấm khi chiêm bái?
Mây ngũ sắc là gì? Mây ngũ sắc xuất hiện tại nơi chiêm bái xá lợi Đức Phật?
Mây ngũ sắc là sự xuất hiện của màu sắc trong một đám mây. Đây là một hiện tượng quang học xảy ra khi có sự nhiễu xạ, khiến cho các hạt mây hoặc tinh thể băng có kích thước nhỏ và cấu trúc riêng lẻ tán xạ ánh sáng từ Mặt Trời hoặc Mặt Trăng, tạo nên hiệu ứng đa sắc tương tự như cầu vồng.
Tuy nhiên không giống như cầu vồng gồm 7 màu theo dải phổ Mặt Trời, mà đôi khi chỉ là những màu nhạt, lúc khác lại rực rỡ.
Bên cạnh đó, người dân có thể quan sát mây ngũ sắc ở nhiều vị trí khác nhau, không giống cầu vồng - vốn chỉ xuất hiện sau mưa và phải quay lưng lại với Mặt Trời mới thấy. Đây là hiện tượng tự nhiên phổ biến trong khí tượng, không mang ý nghĩa dự báo thời tiết nào đặc biệt.
Theo đó, vào chiều ngày 8 5 mây ngũ sắc xuất hiện ngay ngày đầu tiên tôn trí Xá lợi Đức Phật và đón đoàn đại biểu Phật giáo Quốc tế trên đỉnh núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh vào chiều ngày 8 5.
Trước đó, vào chiều tối ngày 5 5, mây ngũ sắc cũng đã được ghi nhận tại chùa Thanh Tâm, ngay sau lưng tượng Phật, khi xá lợi Đức Phật chuẩn bị được cung rước.
Theo quan niệm dân gian, mây ngũ sắc là dấu hiệu của điềm lành, trong khi Kinh phật cho rằng nơi nào có xá lợi Phật, nơi đó sẽ xuất hiện mây ngũ sắc.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mây ngũ sắc là gì? Mây ngũ sắc xuất hiện tại nơi chiêm bái xá lợi Đức Phật? Lộ trình và các hành vi bị nghiêm cấm khi chiêm bái? (Hình từ Internet)
Lộ trình chiêm bái xá lợi Đức Phật thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật?
Xá lợi Đức Phật là bảo vật quốc gia của Ấn Độ, hiện được tôn trí tại Bảo tàng Quốc gia New Delhi. Việc đưa xá lợi ra nước ngoài được xem như chuyến công du của nguyên thủ quốc gia.
Trước đó, ngày 2 5 Xá lợi Đức Phật đã có mặt tại Việt Nam, vừa qua đã được tôn trí tại chùa Thanh Tâm đến ngày 8 5.
Sau đó được tôn trí tại Núi Bà Đen đến ngày 13 5. Hiện đang được tôn trí tại Chùa Quán Sứ đến ngày 16 5.
Sắp tới, điểm chiêm bái Xá lợi Đức Phật cuối cùng là ở Chùa Tam Chúc đến ngày 21 5.
Chiều ngày 21 5, Lễ cung tiễn Xá lợi Đức Phật đi sân bay quốc tế Nội Bài trở về Ấn Độ.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng, tôn giáo khi chiêm bái theo pháp luật?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Như vậy, khi chiêm bái cần thực hiện đúng lưu ý của ban tổ chức và tuân theo đúng quy định pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm sau:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng chiêm bái xá lợi như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như sau:
- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Như vậy, đối với tổ chức hoạt động tín ngưỡng khi chiêm bái xá lợi cần tuân thủ theo 02 nguyên tắc nêu trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch trình đại nhạc hội VPBank KStar Spark chi tiết? Cổng bán vé sẽ chính thức được mở khi nào?
- Quyết định 1340 QÐ BVHTTDL 2025 về tổ chức cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp ra sao?
- Bỏ cấp huyện thì bao nhiêu % biên chế cán bộ công chức huyện được bố trí về biên chế xã? Cán bộ là người đứng đầu thì cần phải tuân thủ nghĩa vụ gì?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kì 2 lớp chủ nhiệm mới nhất? Tải mẫu báo cáo sơ kết học kì 2 lớp chủ nhiệm mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp 10 Lời chúc thành lập doanh nghiệp? 07 trường hợp tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?