Rà soát kiểm tra việc kê đơn thuốc có sản phẩm không phải là thuốc theo yêu cầu của Bộ Y tế?
Rà soát kiểm tra việc kê đơn thuốc có sản phẩm không phải là thuốc theo yêu cầu của Bộ Y tế?
Ngày 20/4/2025, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2350/BYT-KCB về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.
>>> Tải về Toàn văn Công văn 2350/BYT-KCB
Theo nội dung Công văn, để bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật, chuyên môn y tế và bảo đảm quyền lợi, sự an toàn của người bệnh, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Bệnh viện trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện đối với việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc như sau:
- Rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).
- Rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh nếu phát hiện hành vi trong khám bệnh, chữa bệnh:
(1) Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc đối với các thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong KBCB;
(2) Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở KBCB khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi ;
(3) Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức;
(4) Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi;
(5) Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận ;
- Khẩn trương triển khai các giải pháp bảo đảm việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Quản lý, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc đối với người hành nghề phù hợp với chẩn đoán, tình trạng bệnh, tính cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Tăng cường hoạt động dược lâm sàng trong tư vấn, giám sát kê đơn; giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và triển khai hoạt động quản lý tương tác thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Theo đó, trong nội dung thực hiện triển khai các nội dung đối với việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc, Bộ Y tế đã yêu cầu Rà soát kiểm tra việc kê đơn thuốc có sản phẩm không phải là thuốc. Đồng thời, kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý vi phạm theo quy định.
Rà soát kiểm tra việc kê đơn thuốc có sản phẩm không phải là thuốc theo yêu cầu của Bộ Y tế? (Hình từ Internet)
Thực phẩm chức năng là gì?
Căn cứ theo khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
...
Như vậy, thực phẩm chức năng là thực phẩm hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, được chia thành 3 loại:
- Thực phẩm bổ sung;
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Thực phẩm dinh dưỡng y học.
Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm chức năng được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
3. Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về quản lý thực phẩm chức năng.
Dẫn chiếu Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm.
Như vậy, tóm lại, bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng bao gồm các điều kiện sau:
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Ngoài ra, thực phẩm còn phải đáp ứng:
+ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
+ Quy định về bảo quản thực phẩm
- Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu số 05 Bản kê khai thông tin về nhà thầu trong trong hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn theo Thông tư 23/2024 từ 01/03/2025?
- Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường có được đứng tên hộ kinh doanh dạy thêm hay không? Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường có phải xin phép hiệu trưởng không?
- Quy định cho thôi tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở với người có đơn xin thôi nhiệm vụ thế nào?
- Tốc độ vận hành là gì? Những loại xe ưu tiên nào sẽ không bị hạn chế tốc độ vận hành khi tham gia giao thông?
- Chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp trong những trường hợp nào? Hình thức mua bán điện trực tiếp là gì?