Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh là gì? Ghi ngày tháng sản xuất và bảo quản thức ăn được hướng dẫn như thế nào?
Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh là gì?
Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh được giải thích theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7108:2014 quy định:
Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh là sản phẩm thay thế sữa mẹ được chế biến đặc biệt đáp ứng được các nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ trong những tháng đầu sau khi sinh đến giai đoạn ăn thức ăn bổ sung thích hợp.
Theo đó, thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh là sản phẩm thay thế sữa mẹ được chế biến đặc biệt đáp ứng được các nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ trong những tháng đầu sau khi sinh đến giai đoạn ăn thức ăn bổ sung thích hợp.
Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh (Hình từ Internet)
Lưu ý: Trẻ sơ sinh (infant): Trẻ không quá 12 tháng tuổi.
Việc công bố giá trị dinh dưỡng thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh phải bao gồm các thông tin gì?
Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh công bố giá trị dinh dưỡng tiểu mục 9.3 Mục 9 Phần A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7108:2014 quy định:
Ghi nhãn
...
9.3. Công bố giá trị dinh dưỡng
Việc công bố giá trị dinh dưỡng phải bao gồm các thông tin theo thứ tự sau đây:
a) Giá trị năng lượng, tính bằng kilocalo (kcal) và/hoặc kilojun (kJ) và hàm lượng protein, cacbohydrat và chất béo tính bằng gam (g) trên 100 g hoặc 100 ml thực phẩm được bán cũng như trên 100 ml thực phẩm được chế biến sẵn để dùng trực tiếp, khi được pha chế theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn;
b) Hàm lượng tổng số của từng vitamin, chất khoáng, cholin được liệt kê trong 3.1.3 và bất kỳ thành phần nào khác được liệt kê trong 3.2 trên 100 g hoặc 100 ml thực phẩm được bán cũng như trên 100 ml thực phẩm được pha chế sẵn để dùng trực tiếp, khi được pha chế theo hướng dẫn ghi trên nhãn;
c) Ngoài ra, cho phép công bố các thành phần dinh dưỡng được đề cập trong a) và b) trên 100 kcal (hoặc trên 100 kJ).
...
Theo đó, việc công bố giá trị dinh dưỡng thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh phải bao gồm các thông tin sau:
- Giá trị năng lượng, tính bằng kilocalo (kcal) và/hoặc kilojun (kJ) và hàm lượng protein, cacbohydrat và chất béo tính bằng gam (g) trên 100 g hoặc 100 ml thực phẩm được bán cũng như trên 100 ml thực phẩm được chế biến sẵn để dùng trực tiếp, khi được pha chế theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn;
- Hàm lượng tổng số của từng vitamin, chất khoáng, cholin được liệt kê trong 3.1.3 và bất kỳ thành phần nào khác được liệt kê trong 3.2 trên 100 g hoặc 100 ml thực phẩm được bán cũng như trên 100 ml thực phẩm được pha chế sẵn để dùng trực tiếp, khi được pha chế theo hướng dẫn ghi trên nhãn;
- Ngoài ra, cho phép công bố các thành phần dinh dưỡng được đề cập trong a) và b) trên 100 kcal (hoặc trên 100 kJ).
Ghi ngày tháng sản xuất và bảo quản thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh được hướng dẫn như thế nào?
Hướng dẫn ghi ngày tháng sản xuất và hướng dẫn bảo quản thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh tiểu mục 9.4 Mục 9 Phần A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7108:2014 cụ thể:
Ghi nhãn
...
9.4. Hướng dẫn ghi ngày tháng sản xuất và hướng dẫn bảo quản
9.4.1. Hạn sử dụng (đứng trước cụm từ “sử dụng tốt nhất trước ngày”) phải được ghi rõ ngày, tháng và năm bằng dãy số, trừ khi sản phẩm có thời hạn sử dụng quá ba tháng, thì chỉ ghi tháng và năm là đủ. Việc ghi tháng có thể được ghi rõ bằng chữ mà không gây hiểu nhầm.
Trong trường hợp, các sản phẩm yêu cầu chỉ cần ghi tháng và năm, mà thời hạn sử dụng của sản phẩm có hiệu lực đến cuối năm, thì có thể thay bằng cách ghi “cuối (của năm được nêu)”.
9.4.2. Ngoài việc ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng, bất kỳ quy định đặc biệt nào khác về điều kiện bảo quản thực phẩm đều phải được ghi rõ nếu hiệu lực của thời hạn sử dụng phụ thuộc vào điều kiện đó.
Khi thích hợp, các hướng dẫn bảo quản phải được ghi gần với nơi ghi ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng.
Như vậy, ghi ngày tháng sản xuất và bảo quản thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh được hướng dẫn như sau:
- Hạn sử dụng (đứng trước cụm từ “sử dụng tốt nhất trước ngày”) phải được ghi rõ ngày, tháng và năm bằng dãy số, trừ khi sản phẩm có thời hạn sử dụng quá ba tháng, thì chỉ ghi tháng và năm là đủ. Việc ghi tháng có thể được ghi rõ bằng chữ mà không gây hiểu nhầm.
Trong trường hợp, các sản phẩm yêu cầu chỉ cần ghi tháng và năm, mà thời hạn sử dụng của sản phẩm có hiệu lực đến cuối năm, thì có thể thay bằng cách ghi “cuối (của năm được nêu)”.
- Ngoài việc ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng, bất kỳ quy định đặc biệt nào khác về điều kiện bảo quản thực phẩm đều phải được ghi rõ nếu hiệu lực của thời hạn sử dụng phụ thuộc vào điều kiện đó.
Khi thích hợp, các hướng dẫn bảo quản phải được ghi gần với nơi ghi ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?