Thông tin hải quan có được áp dụng nhằm mục đích quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan không?
Thông tin hải quan có được áp dụng nhằm mục đích quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan không?
Căn cứ theo khoản 22 Điều 4 Luật Hải quan 2014 có định nghĩa thông tin hải quan như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
22. Thông tin hải quan là những thông tin, dữ liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các thông tin khác liên quan đến hoạt động hải quan.
23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
...
Căn cứ theo Điều 93 Luật Hải quan 2014 có quy định như sau:
Thông tin hải quan
Thông tin hải quan được thu thập, lưu trữ, quản lý, sử dụng để phục vụ thực hiện thủ tục hải quan; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; kiểm tra sau thông quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hoạt động nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan.
Theo đó, thông tin hải quan là những thông tin, dữ liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các thông tin khác liên quan đến hoạt động hải quan.
Như vậy, thông tin hải quan sẽ được áp dụng nhằm mục đích quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật.
Và, thông tin hải quan còn được thu thập, lưu trữ, quản lý, sử dụng để phục vụ thực hiện thủ tục hải quan; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra sau thông quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hoạt động nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan.
Thông tin hải quan có được áp dụng nhằm mục đích quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan không? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu thông tin hải quan được quản lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 94 Luật Hải quan 2014 có quy định như sau:
Hệ thống thông tin hải quan
1. Hệ thống thông tin hải quan bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin;
b) Hạ tầng kỹ thuật về hệ thống thông tin.
2. Cơ sở dữ liệu thông tin hải quan bao gồm:
a) Thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
b) Thông tin về phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
d) Thông tin khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của cơ quan hải quan.
3. Cơ sở dữ liệu thông tin hải quan được quản lý tập trung, thống nhất. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin hải quan trên cơ sở cập nhật, tích hợp thông tin, dữ liệu toàn ngành hải quan; kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân ngoài ngành hải quan, của Hải quan các nước và tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp bảo mật thông tin, ngăn ngừa hành vi truy cập trái phép vào hệ thống thông tin hải quan.
Theo đó, cơ sở dữ liệu thông tin hải quan được quản lý tập trung, thống nhất.
Ngoài ra, cơ sở dữ liệu thông tin hải quan bao gồm:
- Thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
- Thông tin về phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Thông tin khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của cơ quan hải quan.
Việc thu thập thông tin hải quan ở nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 96 Luật Hải quan 2014 có quy định như sau:
Theo đó, việc thu thập thông tin hải quan ở nước ngoài sẽ được pháp luật quy định như sau:
- Nguồn thông tin hải quan được thu thập ở nước ngoài bao gồm:
+ Thông tin do cơ quan hải quan, cơ quan khác của Nhà nước và vùng lãnh thổ cung cấp theo hiệp định hợp tác hỗ trợ trao đổi, cung cấp thông tin;
+ Thông tin do tổ chức quốc tế có liên quan cung cấp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến sản xuất hàng hóa và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cung cấp theo đề nghị của cơ quan hải quan được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Cơ quan hải quan tổ chức thu thập thông tin ở nước ngoài để phục vụ các hoạt động sau:
+ Xác định xuất xứ, trị giá giao dịch, tiêu chuẩn, chất lượng của hàng hóa nhập khẩu;
+ Xác định tính hợp pháp của các chứng từ, giao dịch liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Xác minh hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan;
+ Xác minh thông tin khác liên quan đến người tham gia hoặc liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội là gì? Khi thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những gì?
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?