Thời hạn giữ chức vụ người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu là bao lâu?
- Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu bao gồm những ai?
- Thời hạn giữ chức vụ người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu là bao lâu?
- Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu bao gồm những ai?
Căn cứ Điều 1 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp), bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên; Thành viên Hội đồng thành viên;
b) Kiểm soát viên;
c) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.
2. Người đại diện phần vốn nhà nước được bầu, bổ nhiệm giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ (sau đây gọi là người đại diện), bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị; Thành viên Hội đồng quản trị;
b) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.
3. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các Công ty lớn có vốn đầu tư của các Tổng công ty thuộc Bộ.
Như vậy, đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu thì người quản lý doanh nghiệp bao gồm:
(1) Chủ tịch Hội đồng thành viên; Thành viên Hội đồng thành viên;
(2) Kiểm soát viên;
(3) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.
Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Thời hạn giữ chức vụ người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về thời hạn giữ chức vụ như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
a) Thời hạn giữ chức vụ người quản lý doanh nghiệp là 05 năm;
Đối với Kiểm soát viên, thời hạn giữ chức vụ là 03 năm.
b) Trường hợp người quản lý doanh nghiệp được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.
c) Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ (tên gọi cũ của doanh nghiệp).
2. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ
a) Thời hạn làm đại diện được xác định theo nhiệm kỳ của chức danh quản lý đang giữ của người đại diện.
- Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn làm đại diện được tính từ ngày được cử làm đại diện theo chức danh cũ (tên gọi cũ của doanh nghiệp).
...
Như vậy, thời hạn giữ chức vụ người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 05 năm.
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về thẩm quyền như sau:
Thẩm quyền
1. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
a) Bộ trưởng Bộ Xây dựng:
- Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên tổng công ty.
- Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Kiểm soát viên tổng công ty.
b) Hội đồng thành viên tổng công ty: Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc và sau khi có ý kiến bằng văn bản của Chủ sở hữu.
c) Tổng giám đốc tổng công ty: Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với các chức danh quản lý theo phân cấp thẩm quyền.
d) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của Tổng công ty có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc về các nội dung quản lý đối với người quản lý doanh nghiệp.
...
Như vậy, Bộ trưởng bộ xây dựng có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?