Mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật không?

Cho tôi hỏi, mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật không? Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được tính từ thời điểm nào? Câu hỏi của anh H (Thanh Hóa).

Mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP về nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau:

Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất.
...

Theo quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật nêu trên thì mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật.

Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất.

Do đó, mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước không thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật.

Mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật không?

Mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật không? (Hình từ Internet).

Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được tính từ thời điểm nào?

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như sau:

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Trường hợp hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận người quản lý doanh nghiệp nhà nước có hành vi vi phạm.

Thời điểm kết thúc là đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

Hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được chia làm mấy mức độ nghiêm trọng?

Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 159/2020/NĐ-CP có quy định về hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm như sau:

Hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm
1. Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
2. Hình thức kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước gồm: Khiển trách, cảnh cáo, bãi nhiệm, buộc thôi việc.
3. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của doanh nghiệp;
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp;
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Ngoài các căn cứ nêu trên, mức độ của hành vi vi phạm còn được xác định bằng thiệt hại về vật chất tính bằng số tiền cụ thể theo xác định của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc theo quy định của doanh nghiệp.

Theo quy định này, có 4 hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước là: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.

Hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được chia làm 4 mức độ nghiêm trọng:

- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng

- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng

- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng

- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Người quản lý doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người quản lý doanh nghiệp là ai? Người có liên quan với doanh nghiệp là người nào?
Pháp luật
Những ai được gọi là người quản lý doanh nghiệp? Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn có được làm người quản lý công ty không?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có phải đóng nhiều hơn so với công nhân không?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm trong bao lâu thì được xem xét bổ nhiệm?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước nghiện ma túy thì có bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc hay không?
Pháp luật
Mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật không?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có 2 năm liên tiếp xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ có bị xem xét miễn nhiệm?
Pháp luật
Tiền lương, thù lao của người quản lý công ty TNHH một thành viên có được tính vào chi phí kinh doanh của công ty không?
Pháp luật
Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người quản lý doanh nghiệp thì phải báo trước bao lâu?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm y tế không? Nếu có thì hàng tháng phải đóng bao nhiêu?
Pháp luật
Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo trình tự nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người quản lý doanh nghiệp
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
1,143 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người quản lý doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người quản lý doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào