Thiết bị kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
- Thiết bị kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
- Khi kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế phát hiện hiện phóng xạ Neutron thì có cần phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân không?
- Trình tự kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế mà hệ thống phát cảnh báo neutron được thực hiện như thế nào?
Thiết bị kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Quy trình nghiệp vụ kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển bằng container tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế; người nhập cảnh/hành lý quá cảnh (bao gồm hành lý thất lạc, từ bỏ, bỏ quên) tại các cửa khẩu sân bay quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1407/QĐ-TCHQ năm 2019, có quy định về một số hướng dẫn chung như sau:
Một số hướng dẫn chung
…
3. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị:
- Cổng phát hiện phóng xạ (RPM): Thời gian hoạt động thực hiện theo ca làm việc, vận hành 24/7. Hết ca, công chức vào sổ theo dõi hoạt động của hệ thống, bàn giao công việc cho ca sau theo mẫu biểu số 1 ban hành kèm theo Quyết định này.
- Trạm cảnh báo trung tâm (CAS): Công chức vận hành thực hiện và xử lý các cảnh báo theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Ưu tiên thứ nhất: Báo động tia Neutron/Gamma;
+ Ưu tiên thứ hai: báo động tia Neutron;
+ Ưu tiên thứ ba: báo động tia Gamma.
- Trường hợp thiết bị X-Ray đặt cạnh khu kiểm tra thứ cấp thì khi thực hiện kiểm tra thứ cấp không thực hiện hoạt động soi chiếu đối với thiết bị X-Ray.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế hoạt động dựa theo nguyên tắc sau:
- Cổng phát hiện phóng xạ (RPM): Thời gian hoạt động thực hiện theo ca làm việc, vận hành 24/7. Hết ca, công chức vào sổ theo dõi hoạt động của hệ thống, bàn giao công việc cho ca sau theo mẫu biểu số 1 ban hành kèm theo Quyết định này.
- Trạm cảnh báo trung tâm (CAS): Công chức vận hành thực hiện và xử lý các cảnh báo theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Ưu tiên thứ nhất: Báo động tia Neutron/Gamma;
+ Ưu tiên thứ hai: báo động tia Neutron;
+ Ưu tiên thứ ba: báo động tia Gamma.
- Trường hợp thiết bị X-Ray đặt cạnh khu kiểm tra thứ cấp thì khi thực hiện kiểm tra thứ cấp không thực hiện hoạt động soi chiếu đối với thiết bị X-Ray.
Hàng hóa xuất nhập khẩu (Hình từ Internet)
Khi kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế phát hiện hiện phóng xạ Neutron thì có cần phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy trình nghiệp vụ kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển bằng container tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế; người nhập cảnh/hành lý quá cảnh (bao gồm hành lý thất lạc, từ bỏ, bỏ quên) tại các cửa khẩu sân bay quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1407/QĐ-TCHQ năm 2019, có quy định về các trường hợp cần yêu cầu phối hợp với Cục ATBXHN như sau:
Các trường hợp cần yêu cầu phối hợp với Cục ATBXHN
1. Phát hiện phóng xạ Neutron;
2. Mức độ phóng xạ cao bất thường;
3. Thiết bị RIID xác định có vật liệu hạt nhân đặc biệt;
4. Thiết bị RIID xác định nguồn phóng xạ nhưng khi kiểm tra không thuộc danh mục Cục ATBXHN cấp giấy phép;
5. Cảnh báo vẫn chưa được xử lý và tiếp tục có nghi vấn sau khi kiểm tra thứ cấp;
6. Phát hiện phóng xạ trong trường hợp hệ thống gặp sự cố.
Như vậy, theo quy định trên thì khi kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế phát hiện hiện phóng xạ Neutron thì cần phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Trình tự kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế mà hệ thống phát cảnh báo neutron được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy trình nghiệp vụ kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển bằng container tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế; người nhập cảnh/hành lý quá cảnh (bao gồm hành lý thất lạc, từ bỏ, bỏ quên) tại các cửa khẩu sân bay quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1407/QĐ-TCHQ năm 2019, có quy định về kiểm tra sơ cấp khi Hệ thống có cảnh báo phóng xạ như sau:
Kiểm tra sơ cấp khi Hệ thống có cảnh báo phóng xạ
1. Trường hợp hệ thống phát cảnh báo neutron hoặc cảnh báo hỗn hợp neutron/gamma:
Bước 1. Công chức hải quan vận hành trạm CAS kiểm tra hình ảnh camera để xác định biển kiểm soát của phương tiện vận tải, số container chứa lô hàng gây ra cảnh báo.
Trường hợp chưa xác định được biển kiểm soát của phương tiện vận tải, số container thì liên hệ với nhân viên điều hành cổng cảng để xác định, tìm kiếm.
Bước 2. Công chức hải quan vận hành trạm CAS phối hợp với nhân viên điều hành cổng cảng yêu cầu phương tiện đi vào một làn RPM khác được chỉ định. Khi phương tiện đã đi qua làn RPM lần 2 sẽ xảy ra 03 trường hợp thì thực hiện như sau:
- Trường hợp hệ thống tiếp tục phát ra cảnh báo neutron hoặc cảnh báo hỗn hợp neutron/gamma: Công chức hải quan vận hành trạm CAS phối hợp với nhân viên điều hành cổng cảng để yêu cầu phương tiện đi vào khu vực cách ly, thiết lập vùng an toàn phóng xạ, sau đó báo cáo Chi cục trưởng để thông báo cho Cục ATBXHN.
- Trường hợp hệ thống chỉ còn phát ra cảnh báo gamma: Thực hiện như khoản 2 Điều này.
- Trường hợp hệ thống không còn phát cảnh báo: Công chức hải quan vận hành trạm CAS phối hợp với nhân viên điều hành cổng cảng để giải phóng xe, lưu hồ sơ trên hệ thống CAS và đóng cảnh báo.
…
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế mà hệ thống phát cảnh báo neutron được thực hiện như sau:
- Bước 1. Công chức hải quan vận hành trạm CAS kiểm tra hình ảnh camera để xác định biển kiểm soát của phương tiện vận tải, số container chứa lô hàng gây ra cảnh báo.
+ Trường hợp chưa xác định được biển kiểm soát của phương tiện vận tải, số container thì liên hệ với nhân viên điều hành cổng cảng để xác định, tìm kiếm.
- Bước 2. Công chức hải quan vận hành trạm CAS phối hợp với nhân viên điều hành cổng cảng yêu cầu phương tiện đi vào một làn RPM khác được chỉ định. Khi phương tiện đã đi qua làn RPM lần 2 sẽ xảy ra các trường hợp thì thực hiện như sau:
+ Trường hợp hệ thống tiếp tục phát ra cảnh báo neutron: Công chức hải quan vận hành trạm CAS phối hợp với nhân viên điều hành cổng cảng để yêu cầu phương tiện đi vào khu vực cách ly, thiết lập vùng an toàn phóng xạ, sau đó báo cáo Chi cục trưởng để thông báo cho Cục ATBXHN.
+ Trường hợp hệ thống không còn phát cảnh báo: Công chức hải quan vận hành trạm CAS phối hợp với nhân viên điều hành cổng cảng để giải phóng xe, lưu hồ sơ trên hệ thống CAS và đóng cảnh báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?