Thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy có thể được làm sạch bằng những phương pháp nào?
- Việc lựa chọn phương pháp làm sạch thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy dựa trên yếu tố nào?
- Thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy có thể được làm sạch bằng những phương pháp nào?
- Việc xem xét về môi trường đối với thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy được quy định thế nào?
Việc lựa chọn phương pháp làm sạch thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy dựa trên yếu tố nào?
Yếu tố lựa chọn phương pháp làm sạch thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy được quy định tại Mục A.2 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9857:2013 như sau:
Lựa chọn phương pháp làm sạch
Để có thể quyết định chọn được phương pháp làm sạch thực tế nhất, cần xem xét các yếu tố sau:
a) Loại (hữu cơ, vô cơ) và dạng (cặn, màng, dịch) của chất bẩn;
b) Cấu hình của bộ phận cần làm sạch;
c) Vật liệu cơ bản hoặc lớp mạ bọc của bộ phận cần làm sạch;
d) Điều kiện ban đầu của bộ phận cần làm sạch;
e) Mức độ sạch cuối cùng được yêu cầu của bộ phận cần làm sạch;
f) Tác động môi trường và việc thải bỏ đúng luật các sản phẩm thải loại có hại được tạo ra trong quá trình làm sạch;
g) Các ảnh hưởng của các phương pháp làm sạch lựa chọn đối với các đặc tính cơ học, hóa học và nhiệt học của bộ phận cần làm sạch.
Theo đó, việc lựa chọn phương pháp làm sạch thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy dựa trên yếu tố được quy định tại Mục A.2 Phụ lục A nêu trên.
Thiết bị gây mê và hô hấp (Hình từ Internet)
Thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy có thể được làm sạch bằng những phương pháp nào?
Phương pháp làm sạch thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy được quy định tại Mục A.3 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9857:2013 như sau:
Phương pháp làm sạch
...
A.3.3 Làm sạch cơ học
A.3.3.1 Tổng quát
Các phương pháp làm sạch cơ học sử dụng các lực tạo ra lực cơ học để loại bỏ các chất lây nhiễm khỏi các bộ phận. Các ví dụ của làm sạch cơ học là súc rửa, thổi mài mòn, quay làm sạch và phun. Chi tiết của các phương pháp này và các phương pháp khác được nêu trong A.3.3.2 đến A.3.3.8.
A.3.3.2 Làm sạch bằng thổi mài mòn
A.3.3.2.1 Làm sạch bằng thổi mài mòn đòi hỏi có sự va đập mạnh của các hạt mài mòn vào bề mặt cần được làm sạch để loại bỏ rỉ sét, đóng vảy, sơn và các chất ngoại lai khác. Các hạt mài mòn được cho vào trong luồng khí hoặc chất dịch. Nhiều loại hệ thống có thể được sử dụng để thổi các hạt mài mòn, ví dụ cánh quạt thổi mài mòn không dùng khí hoặc quạt kiểu chong chóng, vòi phun áp lực, hoặc vòi phun hút. Các khí đẩy cần phải không chứa dầu.
A.3.3.2.2 Các vật liệu làm hạt mài mòn tiêu biểu gồm có hạt hoặc mạt kim loại, cát tự nhiên, mạt oxit kim loại chế tạo, mạt cacbua, vỏ quả óc chó và bi thủy tinh. Vật liệu hạt mài mòn cụ thể được sử dụng cần phải thích hợp cho việc thực hiện việc làm sạch dự kiến mà không làm ứ đọng chất lây nhiễm không thể loại bỏ được bằng các công đoạn bổ sung như thổi tốc độ cao, hút chân không và tẩy rửa.
...
A.3.4.9 Khử nhờn bằng hơi
Khử nhờn bằng hơi là loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan và sau đó rửa sạch bề mặt của thiết bị bằng cách cho ngưng tụ liên tục hơi dung môi trên thiết bị lạnh. Khử nhờn bằng hơi cần có thiết bị là một bộ hóa hơi để tạo ra hơi sạch từ dung môi bị bẩn và một bình chứa để đựng các thành phần của hơi. Các dung môi loại làm lạnh không nên sử dụng vì có chứa dầu. Một số dung môi này dễ bốc cháy trong không khí trong các điều kiện nhất định và có các mức độ độc tính khác nhau; do đó cần thận trọng trong quá trình sử dụng. Điều quan trọng là nhiệt độ của thiết bị phải thấp hơn điểm sôi của dung môi để cho dung môi hơi sẽ ngưng tụ và chảy xuống dưới do trọng lực trên bề mặt thiết bị. Thiết bị cần được đặt và kết nối sao cho chất ngưng tụ sẽ thoát dễ dàng. Việc lưu thông liên tục của chất ngưng tụ và việc nó quay trở lại bộ hóa hơi sẽ đưa các chất lây nhiễm hòa tan vào bộ hóa hơi và ở lại trong đó. Không tiến hành làm sạch khi nhiệt độ của thiết bị bằng nhiệt độ của hơi.
A.3.4.10 Tẩy rửa
A.3.4.10.1 Điều quan trọng là phải tẩy rửa thiết bị để bảo đảm mọi tồn dư của các hoạt động làm sạch trước đây được loại bỏ trước khi tiến hành làm sạch tiếp theo hoặc trước khi thực hiện đóng gói sau cùng. Việc này có thể thực hiện bằng dội rửa, làm khô và thổi. Dội rửa tùy thuộc vào dung dịch làm sạch được sử dụng, nhưng trong hầu hết các trường hợp có thể dùng nước có chất lượng phù hợp. Làm khô có thể tiến hành bằng dùng nhiệt của lò sấy hoặc ánh sáng hồng ngoại, hoặc bằng cách thổi bằng không khí sạch, khô, không dầu. Trong mọi trường hợp không được dùng khí nén của máy nén khí để làm khô vì nó có thể chứa các cặn dầu hoặc các chất lây nhiễm khác, cần chú ý hơn khi loại bỏ các dung môi ở các nhiệt độ cao, vì dung môi dễ tấn công vào các bề mặt hoặc phân hủy và làm đọng màng bám trên thiết bị. Điều quan trọng là môi trường tẩy rửa phải có mức độ sạch hơn độ sạch yêu cầu của thiết bị.
A.3.4.10.2 Việc tẩy rửa có thể hiệu quả hơn bằng cách dùng khí nitơ sạch, khô, không dầu. Cần xác định độ khô bằng cách đo điểm sương của khí khô thoát ra. Thời gian tẩy rửa, số lần tẩy rửa và loại thao tác tẩy rửa phụ thuộc vào thiết bị cần làm sạch, phương pháp làm sạch được sử dụng và ứng dụng cuối cùng.
A.3.4.11 Làm sạch bằng plasma áp lực thấp
Thiết bị cần làm sạch được đặt trong buồng chân không trong đó khí được đưa vào với áp suất từ 0,5 hPa đến 2 hPa. Khí này được chuyển thành trạng thái ion hóa bằng điện áp xoay chiều cao tần. Trong khi thải khí ra, các gốc hóa học được hình thành và tương tác với bề mặt thiết bị. Các hợp chất dạng hơi tạo thành trong phản ứng này được loại bỏ bằng bơm chân không. Khi oxy được sử dụng làm khí phản ứng, plasma oxy phản ứng với các chất lây nhiễm hữu cơ như dầu mỡ và đốt cháy chúng tạo thành CO2 và hơi nước. Vì làm sạch bằng plasma áp lực thấp chỉ có thể loại bỏ các chất hữu cơ, các chất cặn vô cơ phát sinh từ việc xử lý thiết bị phải được loại bỏ bằng các biện pháp làm sạch thích hợp trước khi làm sạch bằng plasma áp lực thấp.
...
Theo đó, thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy có thể được làm sạch bằng những phương pháp được quy định tại Mục A.3 Phụ lục A nêu trên.
Việc xem xét về môi trường đối với thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy được quy định thế nào?
Quy định về xem xét về môi trường đối với thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy tại Mục A.4 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9857:2013 như sau:
Các xem xét về môi trường
A.4.1 Điều thiết yếu là các thiết bị định sử dụng với oxy phải được giữ gìn cẩn thận trong tất cả các giai đoạn làm sạch. Môi trường cần phải sạch và không có bụi bẩn. Phải cấm việc mài, hàn và đánh bóng ở gần. Thiết bị không được để đứng. Phải chú ý tránh đọng dầu từ máy quay hoặc hơi dầu trong không khí. Bề mặt tiếp xúc với oxy không được chạm vào trừ khi có găng tay sạch hoặc các dụng cụ để cầm.
A.4.2 Trong một số trường hợp, có thể phải cần đến phòng sạch có luồng đối lưu tầng trong đó toàn bộ căn phòng được thanh lọc bằng không khí lọc. Trong các phòng đối lưu ngang, các thiết bị được làm sạch và thẩm định theo một thứ tự sao cho các hoạt động làm sạch kế tiếp nhau được tiến hành tại các vị trí ngày càng gần với nguồn khí đã được lọc, để cho thiết bị và môi trường trở nên sạch hơn. Ở các phòng sạch đối lưu tầng, việc sắp đặt các hoạt động làm sạch kế tiếp nhau không quan trọng.
Như vậy, việc xem xét về môi trường đối với thiết bị gây mê và hô hấp tính tương thích với oxy được quy định tại Mục A.4 Phụ lục A nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?