Thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bị khai trừ ra khỏi Liên đoàn trong trường hợp nào? Việc chấm dứt tư cách thành viên được quy định thế nào?
Việc đình chỉ tư cách thành viên của thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do ai quyết định?
Căn cứ Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về đình chỉ như sau:
Đình chỉ
1. Thành viên nào vi phạm quy định nghĩa vụ của thành viên được quy định tại Điều 14 thì sẽ bị đình chỉ tư cách thành viên. Thẩm quyền đình chỉ thành viên thuộc về Đại hội LĐBĐVN. Quyết định đình chỉ được thông qua tại kỳ Đại hội tiếp theo khi có 2/3 (hai phần ba) số đại biểu có quyền bỏ phiếu tán thành.
2. Trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội, nếu một thành viên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của thành viên (quy định tại Điều 14), Ban Chấp hành có quyền quyết định tạm đình chỉ tư cách thành viên của tổ chức đó ít nhất một năm. Quyết định tạm đình chỉ của Ban Chấp hành sẽ có hiệu lực tới kỳ Đại hội tiếp theo trừ trường hợp việc tạm đình chỉ đã được Ban Chấp hành quyết định thôi áp dụng trước khi Đại hội diễn ra. Trường hợp không được Đại hội thông qua, quyết định tạm đình chỉ tư cách thành viên do Ban Chấp hành ban hành sẽ chấm dứt hiệu lực.
3. Thành viên bị đình chỉ (hoặc tạm đình chỉ) sẽ mất các quyền thành viên của mình. Các tổ chức khác không được phép liên hệ về các vấn đề thể thao với thành viên bị đình chỉ (hoặc tạm đình chỉ). Ban Kỷ luật có thể áp dụng thêm các hình phạt với tổ chức bị đình chỉ (hoặc tạm đình chỉ).
4. Các thành viên không tham gia vào hoạt động bóng đá nào của LĐBĐVN trong vòng một năm thì các năm tiếp theo sẽ không được quyền biểu quyết và người đại diện của tổ chức đó sẽ không được bổ nhiệm hoặc bầu cử cho đến khi tổ chức này hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của mình.
Theo quy định trên, việc đình chỉ tư cách thành viên của thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quyết định.
Và quyết định đình chỉ này chỉ được thông qua tại kỳ Đại hội tiếp theo khi có 2/3 (hai phần ba) số đại biểu có quyền bỏ phiếu tán thành.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (Hình từ Internet)
Thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bị khai trừ ra khỏi Liên đoàn trong trường hợp nào?
Theo Điều 16 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về khai trừ như sau:
Khai trừ
1. Đại hội có thể khai trừ một thành viên nếu:
a) Tổ chức đó không hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với LĐBĐVN;
b) Tổ chức đó vi phạm nghiêm trọng các điều khoản trong Điều lệ, các quy chế, chỉ dẫn và các quyết định của FIFA, AFC, AFF và LĐBĐVN.
2. Việc khai trừ một thành viên có hiệu lực khi và chỉ khi có quá bán số phiếu bầu của các đại biểu có quyền bỏ phiếu tại Đại hội tán thành quyết định khai trừ (50% + 1). Đề xuất về việc khai trừ thành viên đó phải được thông qua bởi 2/3 (hai phần ba) thành viên khác của một lần bỏ phiếu hợp lệ.
Theo đó, thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bị khai trừ ra khỏi Liên đoàn trong những trường hợp được quy định tại Điều 16 nêu trên.
Việc chấm dứt tư cách thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 về chấm dứt tư cách thành viên như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên
1. Tư cách của một thành viên chấm dứt khi thành viên đó bị khai trừ, giải thể hoặc tự xin ra khỏi LĐBĐVN.
2. Một thành viên chấm dứt tư cách thành viên thì mọi quyền và lợi ích của thành viên đó liên quan đến LĐBĐVN bị hủy bỏ, nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và các vấn đề khác có liên quan đến LĐBĐVN, các tổ chức và cá nhân khác.
Như vậy, tư cách của một thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chấm dứt khi thành viên đó bị khai trừ, giải thể hoặc tự xin ra khỏi Liên đoàn.
Khi một thành viên chấm dứt tư cách thành viên thì mọi quyền và lợi ích của thành viên đó liên quan đến Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bị hủy bỏ, nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và các vấn đề khác có liên quan đến Liên đoàn các tổ chức và cá nhân khác.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đường đô thị bao gồm những đường nào? Số hiệu của đường đô thị là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định việc quản lý đường đô thị?
- Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân gồm tài liệu gì?
- 5+ mẫu viết đoạn văn tả thầy giáo mà em yêu quý lớp 5 ngắn gọn, điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học?
- Viết đoạn văn tưởng tượng em là cánh diều bay lượn trên bầu trời lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết đoạn văn của học sinh lớp 4?
- Bài văn tả cô giáo hay? Tả cô giáo mà em yêu quý nhất? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm những trường nào?