Thành viên bù trừ có thể đóng góp vào Quỹ bù trừ với giá trị 5 tỷ được không? Quỹ bù trừ được đóng góp dưới hình thức như thế nào?
Hình thức đóng góp vào Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 58/2021/TT-BTC như sau:
"Điều 16. Quỹ bù trừ
1. Hình thức đóng góp Quỹ bù trừ:
a) Thành viên bù trừ có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ bù trừ theo mức tối thiểu ban đầu sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận nguyên tắc việc đăng ký làm thành viên bù trừ, có nghĩa vụ đóng góp bổ sung định kỳ vào Quỹ bù trừ (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Thành viên bù trừ có thể đóng góp vào Quỹ bù trừ bằng tiền hoặc chứng khoán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Thành viên bù trừ có nghĩa vụ đóng góp bổ sung bất thường vào Quỹ bù trừ theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
- Thành viên bù trừ bị đặt vào các tình trạng cảnh báo theo quy định pháp luật chứng khoán về an toàn tài chính, quy định pháp luật ngân hàng về an toàn vốn;
- Tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ bị phong tỏa, tịch thu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quyết định của Tòa án;
- Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
..."
Theo đó thành viên bù trừ có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ theo hình thức đóng góp như quy định trên.
Hình thức đóng góp vào Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ như thế nào? (Hình từ internet)
Thành viên bù trừ có thể đóng góp vào Quỹ bù trừ với giá trị 5 tỷ được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 58/2021/TT-BTC như sau:
"Điều 16. Quỹ bù trừ
...
2. Mức đóng góp vào Quỹ bù trừ:
a) Mức đóng góp tối thiểu ban đầu: Giá trị là 10 tỷ đồng đối với thành viên bù trừ trực tiếp, 15 tỷ đồng đối với thành viên bù trừ chung;
b) Định kỳ hàng tháng, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đánh giá lại quy mô Quỹ bù trừ và xác định nghĩa vụ đóng góp Quỹ bù trừ của từng thành viên bù trừ căn cứ vào quy mô giao dịch, mức biến động giá trên thị trường, nghĩa vụ tài chính, mức độ rủi ro và các tiêu chí khác. Khoản đóng góp của từng thành viên bù trừ do định kỳ đánh giá lại đảm bảo không thấp hơn mức đóng góp tối thiểu ban đầu quy định tại điểm a khoản này.
Trường hợp số dư đóng góp Quỹ bù trừ lớn hơn nghĩa vụ phải đóng góp, thành viên bù trừ được rút phần chênh lệch; Trường hợp số dư đóng góp Quỹ bù trừ nhỏ hơn nghĩa vụ phải đóng góp, thành viên bù trừ phải đóng góp bổ sung phần chênh lệch.
..."
Theo đó, mức đóng góp tối thiểu ban đầu: Giá trị là 10 tỷ đồng đối với thành viên bù trừ trực tiếp, 15 tỷ đồng đối với thành viên bù trừ chung; không thể đóng với giá trị 5 tỷ như thông tin bạn đưa ra.
Việc quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 16 Thông tư 58/2021/TT-BTC như sau:
"Điều 16. Quỹ bù trừ
...
3. Quản lý Quỹ bù trừ:
a) Tài sản mà mỗi thành viên bù trừ đóng góp vào Quỹ bù trừ thuộc sở hữu của chính thành viên bù trừ đó và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý tách biệt với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được toàn quyền sử dụng, kể cả bán các tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ để thực hiện nghĩa vụ của các vị thế đứng tên thành viên bù trừ;
b) Đối với khoản đóng góp bằng tiền, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thanh toán để quản lý tiền của các thành viên bù trừ đóng góp vào Quỹ bù trừ.
Đối với khoản đóng góp bằng chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam mở tài khoản lưu ký đứng tên Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để quản lý khoản đóng góp bằng chứng khoán của thành viên bù trừ. Cổ tức, trái tức và các quyền lợi phát sinh khác đối với chứng khoán đóng góp phải được hoàn trả cho thành viên bù trừ sau khi trừ đi các chi phí và thuế liên quan;
c) Lãi phát sinh từ tiền đóng góp Quỹ bù trừ được phân bổ cho thành viên bù trừ phù hợp với số tiền và thời gian đóng góp của từng thành viên bù trừ sau khi trừ các chi phí liên quan.
4. Sử dụng Quỹ bù trừ:
a) Tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán. Các trường hợp sử dụng Quỹ bù trừ thực hiện theo quy định tại các điểm b, c khoản 2 và khoản 5 Điều 15 Thông tư này.
Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán phải chịu lãi sử dụng Quỹ bù trừ theo quy định tại quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Thành viên bù trừ chỉ được hoàn trả lại tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ khi bị hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ hoặc không còn là thành viên bù trừ. Việc hoàn trả Quỹ bù trừ được thực hiện sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đã khấu trừ các khoản phải trả, bao gồm cả khoản bồi thường thiệt hại tài chính cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (nếu có) và các khoản phải thanh toán để thực hiện các vị thế đứng tên thành viên đó theo quy định.
Trường hợp thành viên bù trừ đang trong thời gian xử lý để hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ, tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đó được quản lý tách biệt ra khỏi Quỹ bù trừ và là cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi (nếu có) sau khi đã khấu trừ số tiền thành viên bù trừ còn phải thanh toán cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
5. Tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bù trừ bằng tiền và loại chứng khoán đóng góp vào Quỹ bù trừ; Phương thức đánh giá quy mô Quỹ bù trừ; Quy trình nộp, rút tài sản đóng góp Quỹ bù trừ; Cách thức nhận và phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ và một số nội dung liên quan khác được thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam."
Theo đó, việc quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ được thực hiện như trên.
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Có được xin ân giảm án tử hình không? Nộp đơn xin ân giảm án tử hình vào thời gian nào theo quy định hiện nay?
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?