Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do cơ quan nào thành lập? Quyền và nghĩa vụ của trung tâm trợ giúp pháp lý?
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do cơ quan nào thành lập theo quy định hiện nay?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được quy định như sau:
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.
2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có Chi nhánh.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Như vậy, trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do cơ quan nào thành lập? Quyền và nghĩa vụ của trung tâm trợ giúp pháp lý? (Hình tử Internet)
Quyền và nghĩa vụ của trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định mới nhất?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;
đ) Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này;
e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu.
....
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của trung tâm trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:
- Thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;
- Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
Điều kiện để được đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như sau:
- Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tự nguyện thực hiện trợ giúp pháp lý bằng nguồn lực của mình được đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
+) Tổ chức hành nghề luật sư có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này;
+) Tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này và có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức.
- Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý đăng ký về phạm vi, hình thức, lĩnh vực, đối tượng trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý.
Như vậy, để được đăng ký tham gia thực hiện hỗ trợ pháp lý tùy vào từng tổ chức mà có các điều kiện tương ứng.
Ngoài ra, hồ sơ đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm (quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 08/2017/TT-BTP):
- Đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-01); Tải về
- Danh sách luật sư, tư vấn viên pháp luật đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-02); Tải về
- Bản sao thẻ luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán có đáp án của TP Huế? Tải về đề thi thử tốt nghiệp THPT?
- Xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Nghỉ thôi việc theo nguyện vọng do sáp nhập tỉnh xã có được hưởng chính sách, chế độ tại Nghị định 178?
- Khen thưởng Huân chương Sao vàng được thực hiện theo trình tự nào? Thời hạn giải quyết thủ tục khen thưởng Huân chương Sao vàng trong bao lâu?
- Thời hạn bầu Hội đồng nhân dân khóa mới? Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới bầu những ai?