Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng? Thời hạn tạm đình chỉ công tác khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng?
Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng?
Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng được quy định tại Phần I Danh mục các chức danh có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng ban hành kèm theo Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 như sau:
(1) Trưởng các ban, cơ quan của Đảng ở Trung ương quyết định tạm đình chỉ công tác đối với:
- Cấp phó của mình;
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc.
(2) Vụ trưởng, cục trưởng và tương đương trực thuộc các ban, cơ quan của Đảng ở Trung ương quyết định tạm đình chỉ công tác đối với:
- Cấp phó của mình;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành.
(3) Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương quyết định tạm đình chỉ công tác đối với:
- Cấp phó của mình;
- Trưởng các ban tham mưu của Đảng ủy Khối;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
(4) Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương quyết định tạm đình chỉ công tác đối với:
- Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, trưởng các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy, thành ủy; bí thư huyện ủy và tương đương;
- Người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;
- Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy;
- Cấp trưởng các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp tỉnh.
(5) Trưởng các cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy, thành ủy quyết định tạm đình chỉ công tác đối với:
- Cấp phó của mình; trưởng, phó đơn vị trực thuộc;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành.
(6) Cấp trưởng các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác đối với:
- Cấp phó của mình;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành.
(7) Bí thư huyện ủy và tương đương quyết định tạm đình chỉ công tác đối với:
- Phó bí thư huyện ủy; bí thư đảng ủy cấp xã;
- Trưởng, phó ban, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của huyện ủy; người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện;
- Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc huyện ủy;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp huyện.
(8) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tỉnh ủy, huyện ủy quyết định tạm đình chỉ công tác đối với:
- Cấp phó của mình;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành.
(9) Bí thư đảng ủy cấp xã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với:
- Phó bí thư đảng ủy cấp xã;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành trong các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành trong các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp xã.
Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng? Thời hạn tạm đình chỉ công tác khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng? (Hình từ Internet)
Thời hạn tạm đình chỉ công tác khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng là bao lâu?
Thời hạn tạm đình chỉ công tác được quy định tại Điều 10 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 như sau:
Thời hạn tạm đình chỉ công tác
1. Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phải gia hạn thì thời gian gia hạn tạm đình chỉ công tác tối đa không quá 15 ngày làm việc.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng; thanh tra; kiểm tra; kiểm toán; thi hành án.
3. Quyết định tạm đình chỉ công tác đương nhiên hết hiệu lực thi hành khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác.
Theo đó, thời hạn tạm đình chỉ công tác khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng được thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng; thanh tra; kiểm tra; kiểm toán; thi hành án.
Việc tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 thì việc tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng phải tuân thủ nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ, đúng căn cứ, thẩm quyền, trách nhiệm, thời hạn, thủ tục, hồ sơ theo quy định.
- Bảo đảm ngăn chặn kịp thời tác động tiêu cực, gây cản trở việc xem xét, xử lý vi phạm đối với cán bộ. Nghiêm cấm lợi dụng việc tạm đình chỉ công tác vì mục đích cá nhân.
- Người đứng đầu khi đã có thông báo nghỉ hưu, thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc đang bị xem xét kỷ luật, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo thì phải báo cáo và được sự đồng ý của thường trực cấp ủy cấp trên trực tiếp (hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp đối với những tổ chức đảng không có thường trực cấp ủy) trước khi thực hiện thẩm quyền tạm đình chỉ công tác.
Lưu ý:
Việc tạm đình chỉ công tác nêu trên áp dụng đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Việc tạm đình chỉ đối với các chức danh cấp ủy viên, đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, các chức danh tư pháp, ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ủy viên ban chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và điều lệ của tổ chức.
(Khoản 3 Điều 1 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?