Cán bộ có bị tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân khi thực thi công vụ không?
- Cán bộ có bị tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân khi thực thi công vụ không?
- Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân sẽ có những quyền và trách nhiệm gì?
- Thời gian mà cán bộ bị tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân là bao lâu?
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ khi có hành động gây phiền hà cho người dân khi thực thi công vụ như thế nào?
Cán bộ có bị tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân khi thực thi công vụ không?
Cán bộ có bị tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân khi thực thi công vụ không, căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 quy định:
Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết
1. Cán bộ có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân.
2. Cán bộ cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ.
4. Cán bộ đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.
5. Cán bộ bị kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.
Như vậy, cán bộ có hành vi gây phiền hà cho người dân trong quá trình thực hiện công vụ có thể sẽ bị tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết.
Cán bộ có bị tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân khi thực thi công vụ không? (Hình từ Internet)
Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân sẽ có những quyền và trách nhiệm gì?
Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân sẽ có những quyền và trách nhiệm gì, căn cứ theo Điều 8 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 quy định về quyền và trách nhiệm của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác như sau:
- Quyền của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác
+ Có quyền đề nghị người đứng đầu xem xét lại quyết định tạm đình chỉ công tác nếu có căn cứ xác định việc tạm đình chỉ công tác không đúng quy định.
+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi được cơ quan chức năng kết luận không vi phạm, không bị xử lý vi phạm.
+ Chế độ, chính sách đối với cán bộ trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện như trước thời điểm bị tạm đình chỉ công tác.
- Trách nhiệm của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác
+ Chấp hành nghiêm quyết định tạm đình chỉ công tác.
+ Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và chấp hành yêu cầu của người đứng đầu, cấp có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ, xử lý vi phạm.
Thời gian mà cán bộ bị tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân là bao lâu?
Thời gian mà cán bộ bị tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân là bao lâu, căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 quy định:
Thời hạn tạm đình chỉ công tác
1. Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phải gia hạn thì thời gian gia hạn tạm đình chỉ công tác tối đa không quá 15 ngày làm việc.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng; thanh tra; kiểm tra; kiểm toán; thi hành án.
3. Quyết định tạm đình chỉ công tác đương nhiên hết hiệu lực thi hành khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác.
Như vậy, thời hạn tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết là không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phải gia hạn thì thời gian gia hạn tạm đình chỉ công tác tối đa không quá 15 ngày làm việc.
Theo đó, quyết định tạm đình chỉ công tác đương nhiên hết hiệu lực thi hành khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác.
Thủ tục tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ khi có hành động gây phiền hà cho người dân khi thực thi công vụ như thế nào?
Thủ tục tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ khi có hành động gây phiền hà cho người dân khi thực thi công vụ như thế nào thì căn cứ theo Điều 11 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 quy định về thủ tục tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ như sau:
- Khi xác định có căn cứ tạm đình chỉ công tác được quy định tại Điều 4 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 thì chậm nhất sau 2 ngày làm việc, cơ quan (bộ phận) tổ chức cán bộ (nhân sự) có trách nhiệm tham mưu người đứng đầu ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.
- Chậm nhất sau 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan (bộ phận) tổ chức cán bộ (nhân sự), người đứng đầu ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.
- Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày có đủ cơ sở để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác thì người đứng đầu ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.
- Quyết định tạm đình chỉ công tác và quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác được gửi đến cán bộ bị tạm đình chỉ công tác, công bố trong cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ và gửi đến cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?