Thẩm quyền ra quyết định chuyển giao bí mật nhà nước thuộc về những đối tượng nào? Văn bản đề nghị chuyển giao bí mật nhà nước phải thể hiện được những thông tin nào?
Thẩm quyền ra quyết định chuyển giao bí mật nhà nước thuộc về những đối tượng nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về việc đối tượng có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao bí mật nhà nước như sau:
Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước
1. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước.
...
Dẫn chiếu Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:
a) Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
c) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Tổng Kiểm toán nhà nước;
e) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
g) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
h) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
i) Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
k) Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
l) Cấp trên trực tiếp của những người quy định tại các điểm a, b, c, h và i khoản này;
m) Người đứng đầu Văn phòng Kiểm toán nhà nước, đơn vị thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực;
n) Người đứng đầu tổng cục, cục, vụ và tương đương trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản này, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
o) Người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
a) Những người quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều này; người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc tổng cục và tương đương;
d) Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương;
đ) Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
e) Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
g) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
a) Những người quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này;
c) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; trưởng ban của Hội đồng nhân dân, trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương.
...
Như vậy, những đối tượng được quy định tại Điều 11 nêu trên thuộc đối tượng có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao bí mật nhà nước.
Văn bản đề nghị chuyển giao bí mật nhà nước (Hình từ Internet)
Văn bản đề nghị chuyển giao bí mật nhà nước phải thể hiện được những thông tin nào?
Theo khoản 5 Điều 15 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 và khoản 3 Điều 8 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định về cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước như sau:
- Văn bản đề nghị chuyển giao bí mật nhà nước phải ghi rõ:
+ Họ và tên;
+ Số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc số giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp;
+ Địa chỉ liên lạc;
+ Vị trí công tác;
+ Bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao;
+ Mục đích sử dụng và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.
Phải ghi những thông tin gì trong mẫu sổ chuyển giao bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật?
Theo Phụ lục 16 Biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA quy định về mẫu sổ chuyển giao bí mật nhà nước như sau:
MẪU SỐ 16
SỔ CHUYỂN GIAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
1. Mẫu sổ
Sổ chuyển giao bí mật nhà nước được in sẵn, kích thước 210mm x 297mm.
a) Bìa và trang đầu
Bìa và trang đầu của sổ được trình bày tương tự như bìa và trang đầu của Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi, chỉ khác tên gọi là "SỔ CHUYỂN GIAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC".
b) Phần chuyển giao bí mật nhà nước
Phần chuyển giao bí mật nhà nước được trình bày trên trang giấy khổ A4 theo chiều rộng (210mm x 297mm) hoặc theo chiều dài (148mm x 210mm) bao gồm 06 cột theo mẫu sau:
2. Hướng dẫn ghi
Cột 1: Ghi ngày, tháng, năm chuyển giao bí mật nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước; năm được ghi bằng hai chữ số cuối của năm, ví dụ: 03/01, 27/7, 31/12.
Cột 2: Ghi theo số được ghi trên dấu "đến"; số văn bản đi.
Cột 3: Ghi rõ mức độ mật của bí mật nhà nước (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C).
Cột 4: Ghi tên đơn vị hoặc cá nhân nhận bí mật nhà nước.
Cột 5: Chữ ký của người trực tiếp nhận bí mật nhà nước.
Cột 6: Ghi nội dung cần thiết khác (như bản sao, số lượng tài liệu...).
Theo đó, khi thực hiện chuyển giao bí mật nhà nước thì cần ghi vào sổ chuyển giao như sau:
Cột 1: Ghi ngày, tháng, năm chuyển giao bí mật nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước; năm được ghi bằng hai chữ số cuối của năm, ví dụ: 03/01, 27/7, 31/12.
Cột 2: Ghi theo số được ghi trên dấu "đến"; số văn bản đi.
Cột 3: Ghi rõ mức độ mật của bí mật nhà nước (Tuyệt mật, Tối mật, Mật hoặc ghi ký hiệu A, B, C).
Cột 4: Ghi tên đơn vị hoặc cá nhân nhận bí mật nhà nước.
Cột 5: Chữ ký của người trực tiếp nhận bí mật nhà nước.
Cột 6: Ghi nội dung cần thiết khác (như bản sao, số lượng tài liệu...).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?