Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có phải là công chức không? Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tối cao ra sao? Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có phải là công chức không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định về công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân như sau:
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
2. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao là công chức.
Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có phải là công chức không? (Hình từ internet)
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao ra sao?
Căn cứ, Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao như sau:
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Bộ máy giúp việc;
c) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm Hội đồng Thẩm phán; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Ngoài ra, Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Công chức, viên chức và người lao động.
Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tối cao ra sao?
Căn cứ, Điều 20 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao như sau:
1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
3. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
4. Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
5. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
6. Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.
Như vậy, Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao là giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực mà bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; bên cạnh đó còn giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác đảm bảo thống nhất pháp luật trong xét xử.
Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 53/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 5 Nghị định 53/2015/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
2. Những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Điều 5. Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
2. Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 05 năm, nhưng không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.
Tuy nhiên, quy định trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP và khoản 2 Điều 4 Nghị định 83/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
2. Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Điều 4. Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
2. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.
Như vậy, đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?