Tất cả các công te nơ nhiệt phải tuân theo các yêu cầu nào? Ghi nhãn công te nơ nhiệt như thế nào?
Tất cả các công te nơ nhiệt phải tuân theo các yêu cầu nào?
Yêu cầu chung của tất cả các công-te-nơ nhiệt phải tuân theo các yêu cầu tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7552-2:2023 (ISO 1496-2:2018) quy định cụ thể:
Tất cả các công-te-nơ nhiệt phải tuân theo các yêu cầu sau.
Các yêu cầu về độ bền của các công-te-nơ được quy định trong TCVN 7552-1 (ISO 1496-1) (các yêu cầu này áp dụng cho tất cả các công-te-nơ nhiệt trừ khi có quy định khác). Các yêu cầu áp dụng cho các công-te-nơ dưới dạng các thiết bị toàn bộ, ngoại trừ các yêu cầu đã quy định trong 8.1.
Các yêu cầu về độ bền của các chi tiết nối góc (cũng xem 7.2) được quy định trong TCVN 7554 (ISO 1161).
Công-te-nơ nhiệt phải có khả năng chịu được các tải trọng và sự chất tải quy định trong Điều 8.
Do các ảnh hưởng của tải trọng đã gặp trong các điều kiện làm việc động đã tính toán chỉ gần đạt tới nhưng không vượt quá các ảnh hưởng của tải trọng thử tương ứng, cho nên có thể hiểu ngầm là các khả năng của công-te-nơ nhiệt như đã chỉ ra trong TCVN 7552-1 (ISO 1496-1) và được chứng minh bằng các thử nghiệm mô tả trong Điều 8 sẽ không bị vượt quá trong bất cứ chế độ làm việc nào.
Tấm chắn hoặc tấm ngăn trong một công-te-nơ, nếu không được kẹp chặt mà có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm thì phải được trang bị một hệ thống kẹp chặt thích hợp, có chỉ dẫn bên ngoài về kẹp chặt chắc chắn các tấm nêu trên ở vị trí làm việc thích hợp. Đặc biệt là các cửa cần có khả năng được kẹp chặt an toàn ở vị trí mở hoặc đóng.
Các thành, cửa, sàn và mái của công-te-nơ nhiệt phải được cách nhiệt sao cho cân bằng tới mức có thể thực hiện được với sự truyền nhiệt qua mỗi một trong các cấu kiện đã nêu trên, mặc dù sự cách nhiệt của mái có thể được tăng lên để bù cho bức xạ của mặt trời.
Công te nơ nhiệt (Hình từ Internet)
Ghi nhãn công te nơ nhiệt như thế nào?
Ghi nhãn công te nơ nhiệt theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7552-2:2023 (ISO 1496-2:2018) quy định như sau:
Các công-te-nơ nhiệt phải được ghi nhãn phù hợp với TCVN 7623 (ISO 6346). Đường chất tải phải được ghi nhãn phù hợp với 7.9.9. Ngoài ra, khi xét đến môi trường khi được biến đổi/ điều chỉnh, các công-te-nơ nhiệt phải được ghi nhãn phù hợp với 7.9.6.
Các ký hiệu cho ghi nhãn được cho trong TCVN 8092 (ISO 7010). Các công-te-nơ nhiệt có điều khiển thông gió với không khí trong sạch phải được ghi nhãn phù hợp với 7.9.7.
Kết cấu đế công te nơ nhiệt được quy định như thế nào?
Kết cấu đế công te nơ nhiệt quy định ở tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7552-2:2023 (ISO 1496-2:2018) như sau:
- Tất cả các công-te-nơ phải có khả năng được đỡ bởi một mình các chi tiết nối góc dưới đáy công- te-nơ.
- Tất cả các công-te-nơ khác với kiểu 1D cũng phải có khả năng được đỡ bằng các bề mặt chuyển tải trong kết cấu đế của chúng.
Do đó các công-te-nơ này phải có các cấu kiện ngang ở mặt đáy và các bề mặt chuyển tải trung gian thích hợp (hoặc một mặt dưới phẳng) có đủ độ bền để có thể chuyển tải trọng thẳng đứng đến hoặc từ các cấu kiện dọc của xe tải chở hàng. Các cấu kiện dọc này được xem là nằm trong phạm vi hai vùng có chiều rộng 375 mm được xác định bằng các đường nét đứt trong ISO 668:2013, Hình B.1.
Các mặt bên dưới của các bề mặt chuyển tải, bao gồm cả các mặt của các cầu kiện ngang mặt đáy phải ở trong một mặt phẳng có vị trí cao hơn 12,5 mm so với mặt phẳng của các mặt bên dưới của các chi tiết nối góc dưới đáy và các ray mặt bên dưới đáy.
Ngoại trừ các chi tiết nối góc dưới đáy và các ray mặt bên dưới đáy, không có bộ phận nào của công-te-nơ được nhô xuống thấp hơn mặt phẳng này. Tuy nhiên, có thể trang bị hai tấm trong vùng lân cận của các chi tiết nối góc dưới đáy để có khả năng bảo vệ kết cấu bên dưới.
Các tấm này không được kéo dài ra quá 550 mm so với mặt mút ngoài và không quá 470 mm so với các mặt bên của các chi tiết nối góc dưới đáy và các mặt bên dưới của chúng, tối thiểu phải cao hơn các bề mặt bên dưới của các chi tiết nối góc dưới đáy công-te-nơ 5 mm.
Các công-te-nơ có tất cả các cấu kiện ngang trung gian được bố trí cách nhau 1 000 mm hoặc nhỏ hơn (hoặc có một mặt dưới phẳng) phải được tuân theo các yêu cầu cho trong 7.3.2.
Yêu cầu đối với các công-te-nơ không có các cấu kiện ngang đặt cách nhau 1000 mm hoặc nhỏ hơn (và không có một mặt dưới phẳng) được cho trong TCVN 7552-1 (ISO 1496-1).
- Đối với các công-te-nơ 1D, không quy định mức của mặt dưới trong kết cấu đế, ngoại trừ trường hợp đã nêu trong 7.3.4.
- Đối với tất cả các công-te-nơ làm việc trong các điều kiện chuyển động hoặc các điều kiện tĩnh tương đương và có một tải trọng phân bố đều trên sàn sao cho khối lượng kết hợp của công-te-nơ và tải trọng thử bằng tới 1,8R thì không có bộ phận nào của đế công-te-nơ được võng xuống quá 6 mm so với mặt phẳng đế (các bề mặt đáy của các chi tiết nối góc bên dưới).
- Kết cấu đế phải được thiết kế để chịu được tất cả các lực, đặc biệt là các lực ngang được tạo ra bởi hàng hóa trong vận chuyển. Yêu cầu này đặc biệt quan trọng đối với kẹp chặt hàng hóa vào kết cấu đế của công-te-nơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?