Tại sao ngày 10 tháng 12 là Ngày Nhân quyền Quốc tế? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Cho anh hỏi, tại sao ngày 10 tháng 12 là Ngày Nhân quyền Quốc tế? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không? Quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền như thế nào? Câu hỏi của anh M.P (Đà Nẵng).

Tại sao ngày 10 tháng 12 là Ngày Nhân quyền Quốc tế?

Những hậu quả mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai gây ra đã thức tỉnh nhân loại về một nhiệm vụ chung là bảo vệ hòa bình, tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và quyền con người, đây được xem là một nhu cầu cấp bách của cộng đồng quốc tế.

Vì vậy, ngay sau khi được thành lập (24/10/1945), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” vào ngày 10/12/1948.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc công bố bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thỗ bị giám hộ.

Bản Tuyên ngôn, với 30 điều khoản ngắn gọn, rất hữu ích và tiện lợi cho mục đích giáo dục nhân quyền. Đến năm 1950, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 423 (V), tại phiên họp thứ 317, chính thức kêu gọi mọi quốc gia thành viên và các tổ chức quan tâm kỷ niệm ngày 10 tháng 12 Ngày Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Day) bằng các phương thức khác nhau.

Hàng năm, Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12 được kỷ niệm ở nhiều quy mô khác nhau tại khắp nơi trên thế giới. Nhân ngày này, nhiều tổ chức và các cá nhân bảo vệ nhân quyền cũng thường ra tuyên bố, thông cáo trình bày quan điểm.

Do đó, ngày 10 tháng 12 hằng năm được lấy là Ngày Nhân quyền Quốc tế.

Ngày Nhân quyền Quốc tế

Ngày Nhân quyền Quốc tế 10 tháng 12 (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12 không?

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 dưới đây:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch và ngày Quốc khánh.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì vào Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12 người lao động sẽ không được nghỉ việc hưởng nguyên lương. Trừ trường hợp người lao động xin nghỉ theo chế độ ngày nghỉ hằng năm tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Tuy nhiên, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, thường thì người sử dụng lao động sẽ chọn ngày Thứ 7, Chủ nhật để làm ngày nghỉ hằng tuần.

Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12/2023 năm nay rơi vào ngày Chủ nhật.

Vì vậy, trong trường hợp này, mặc dù người lao động không được nghỉ vào Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12 theo diện nghỉ lễ, Tết nhưng vẫn sẽ được nghỉ theo diện ngày nghỉ hằng tuần đối với trường hợp được bố trí nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật.

Quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền như thế nào?

Quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền theo quy định tại Điều 2 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 như sau:

- Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.

Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.

Ngày Nhân quyền Quốc tế
Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Thời giờ làm việc theo tuần của người lao động được quy định thế nào? Giờ làm việc ban đêm dành cho người lao động được quy định ra sao?
Pháp luật
Mẫu Đơn xin nghỉ trực Tết dành cho người lao động? Người lao động trực Tết Âm lịch hưởng lương thế nào?
Pháp luật
Công ty có được yêu cầu phạt tiền khi người lao động vi phạm nội quy lao động hay không?
Pháp luật
Mẫu Thông báo thay đổi nhân sự phụ trách khách hàng, đại lý dành cho doanh nghiệp? Tải mẫu tại đâu?
Pháp luật
Quỹ phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động bao gồm những khoản nào? Mức chi từ quỹ phúc lợi cho người lao động có bị giới hạn không?
Pháp luật
Người lao động không nghỉ hết phép năm thì có được thanh toán tiền những ngày phép chưa nghỉ không?
Pháp luật
Người lao động có quyền tham vấn với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay không?
Pháp luật
Tải mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân người lao động mới nhất? Bảng đánh giá công việc là gì?
Pháp luật
Tải mẫu bảng kê khai thông tin người lao động mới nhất? Bảng kê khai thông tin người lao động là gì?
Pháp luật
03 Mẫu Thông báo tổ chức liên hoan tiệc tất niên công ty cuối năm? Người lao động có nghĩa vụ tham gia tiệc tất niên công ty?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày Nhân quyền Quốc tế
1,968 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày Nhân quyền Quốc tế Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày Nhân quyền Quốc tế Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào