Thời gian và địa điểm công bố kết quả và trao giải Hội thi Hoa lan tại Festival Hoa Lan TPHCM lần 3?
Thời gian và địa điểm công bố kết quả và trao giải Hội thi Hoa lan tại Festival Hoa Lan TPHCM lần 3?
Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục III Thông cáo báo chí Festival Hoa Lan TPHCM lần III năm 2025 (Tải về) nêu rõ thời gian và địa điểm công bố kết quả và trao giải Hội thi Hoa lan tại Festival Hoa Lan TPHCM lần 3 như sau:
- Thời gian:
+ Tổ chức, cá nhân đăng ký dự thi: từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 05/5/2025.
+ Nhận mẫu dự thi: từ 14 giờ 00 phút đến 18 giờ 00 phút ngày 13/5/2025 và 7 giờ 00 phút đến 18 giờ 00 phút ngày 14/5/2025.
+ Chấm thi: từ 08 giờ 00 phút ngày 15/5/2025.
+ Thời gian trả mẫu: từ 08 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút ngày 20/5/2025.
+ Công bố kết quả và trao giải: tại Lễ Khai mạc (08 giờ 00 phút ngày 16/5/2025) Festival Hoa Lan Thành phố Hồ Chí Minh lần III - năm 2025 (giải Đặc biệt, giải Nhất). Các giải khác trao trước văn nghệ vào buổi tối ngày 16/5/2025.
+ Triển lãm từ ngày 16/5/2025 đến hết ngày 19/5/2025.
- Địa điểm: Công viên Tao Đàn, phường Bến Thành, quận 1.
Như vậy, Thời gian công bố kết quả và trao giải hội thi hoa lan tại Festival Hoa Lan TPHCM lần 3 là:
Tại Lễ khai mạc (08 giờ 00 phút ngày 16/5/2025) Festival Hoa Lan Thành phố Hồ Chí Minh lần III, năm 2025 (giải Đặc biệt, giải Nhất). Các giải khác trao trước văn nghệ vào buổi tối ngày 16/5/2025.
Địa điểm công bố kết quả và trao giải hội thi hoa lan tại Festival Hoa Lan TPHCM lần 3 tại:
Công viên Tao Đàn, phường Bến Thành, quận 1.
Thời gian và địa điểm công bố kết quả và trao giải Hội thi Hoa lan tại Festival Hoa Lan TPHCM lần 3? (Hình từ Internet)
Cơ cấu giải thưởng của Hội thi Hoa lan là gì?
Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục III Thông cáo báo chí Festival Hoa Lan TPHCM lần III năm 2025 (Tải về) có quy định rõ về cơ cấu giải thưởng của Hội thi Hoa lan như sau:
Tổng giải thưởng hội thi: 70 giải theo cơ cấu như sau:
- Giải Đặc biệt: 01 giải (kinh phí giải thưởng tùy thuộc vào nguồn vận động xã hội hóa) - Được chọn ra từ 07 giải Nhất.
- Giải Nhất: 7 giải x 1.500.000 đồng/giải.
- Giải Nhì: 14 giải x 1.000.000 đồng/giải.
- Giải Ba: 21 giải x 700.000 đồng/giải.
- Giải Khuyến khích: 28 giải x 300.000 đồng/giải.
- Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố (giải Đặc biệt, giải Nhất) và Giấy khen của Sở Công Thương (giải Nhì, giải Ba, giải Khuyến khích).
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo được quyền yêu cầu bằng văn bản tạm ngừng tổ chức lễ hội trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức lễ hội sai lệch nội dung, giá trị của lễ hội;
- Tổ chức lễ hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng; gây cháy nổ, làm chết người;
- Xảy ra thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương;
- Có hoạt động phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt về giá trị di sản, truyền thống của lễ hội gây hoang mang trong nhân dân.
Ban tổ chức lễ hội tự ngừng hoặc ngừng ngay các hoạt động tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; kịp thời khắc phục hậu quả, đề xuất phương án tiếp tục tổ chức lễ hội trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(Điều 8 Nghị định 110/2018/NĐ-CP)
Quy định về việc đăng ký tổ chức lễ hội?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về việc đăng ký tổ chức lễ hội như sau:
(1) Lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
(2) Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
(3) Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thơ hiện đại là gì? Những bài thơ hiện đại hay nhất? Các thể thơ hiện đại? Đặc điểm thơ hiện đại?
- Giá trị nước của nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang là gì? Có thuộc kết quả giá trị nước để lập kế hoạch vận hành tháng tới không?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong quá trình sử dụng thực hiện kiểm kê phát hiện thừa thì giải quyết như thế nào?
- Cơ sở khám chữa bệnh thực hiện thống kê trường hợp tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở trong thời gian nào?
- Người nào được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh? Tiêu chuẩn có công lao to lớn trong sự nghiệp của Đảng quy định ra sao?